Exclusive

TRIỂN LÃM CÁ NHÂN “KHIÊU VŨ TỚI TRẬP TRÙNG” CỦA ĐOÀN QUỲNH NHƯ

TRIỂN LÃM CÁ NHÂN “KHIÊU VŨ TỚI TRẬP TRÙNG” CỦA ĐOÀN QUỲNH NHƯ

Tác giả: Đoàn Quỳnh Như Khai mạc: Lúc 18h ngày 5/8/2022 Địa điểm: Vy Gallery (20 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TP.HCM) Đoàn Quỳnh Như sinh ra và lớn lên tại Ô Lâu (tỉnh Quảng Trị), học ngành văn hoá - du lịch tại Huế. Trong thời gian làm du lịch, Đoàn Quỳnh Như từng thử qua nhiều lĩnh vực, trong đó có diễn xuất và biên kịch. Kịch bản phim điện ảnh Thiên thai (2008, do Chánh Phương Film giữ bản quyền) là một ví dụ.Đoàn Quỳnh Như là tác giả của hai tập thơ Như là…! (2005) và Vọng (2009). Thơ từng xuất hiện trên các báo giấy, tạp chí như Sông Hương, Văn nghệ, Văn chương Việt, Kiến thức ngày nay, Tuổi trẻ, Người lao động… Tình cờ đọc tập Vọng, nhà thơ Như Quỳnh de Prelle cảm nhận: “Đoàn Quỳnh Như biết trình diễn trong thơ, trong cảm thức của mình, biết biểu hiện. Tôi không rõ cô gái này, ở đâu, làm gì. Tôi không rõ nguyên bản nào để cô ấy tìm đến thơ và viết trong tận cùng dâng hiến ấy. Tôi thích cách cô ấy trình diễn, biểu hiện chính mình trên những hàng chữ, rất ngắn, lộn xộn, trúc trắc... Tôi cũng tin từ đó, không viết tiếp nữa, cô ấy đã tìm thấy hạnh phúc. Không người đàn bà nào yêu tận cùng, thông minh vừa đủ để giữ lại cho mình những tái sinh, những riêng tư. Cô ấy có sự cân bằng đó. Gương mặt điềm tĩnh của cô. Chữ có lẽ đã giúp cô giải phóng và trấn an cho cô một tâm hồn bình lặng”.Tác phẩm Phong cảnh 2Tác phẩm Mắt BiểnCòn với nhà thơ Inrasara thì: “Không dông dài kể lể, thơ Đoàn Quỳnh Như phô bày “hành trình yêu” trắng, lồ lộ chỉ qua vài nét phác nguệch ngoạc nhưng không thể nói là không đắt. Nó không khiêu dâm, càng không khiêu khích ai mà, chỉ mong tỏ bày. Cho chính mình và để tìm vài chia sẻ. Chớ đồng hóa thơ với cuộc sống thực của người thơ. Mà ngộ nhận, tai hại và tệ hại. Qua tập thơ Vọng, bằng kinh nghiệm mang tính cá thể, Đoàn Quỳnh Như hé lộ cho ta mơ hồ nhận ra thân phận tình yêu trong hành trình yêu, qua đó - thân phận con người trên hành trình đời”.Từ một tâm thức thơ như vậy, Đoàn Quỳnh Như đến với hội hoạ như một sự bung tỏa đam mê sáng tạo mới, với chất liệu, ngôn ngữ, sắc màu đầy mê hoặc; một sự hứng thú khám phá bản thân ở một tâm thức khác. Gần 4 năm tự học và vẽ, tuy không dài, nhưng vùng mộng cảnh trong hội họa của Đoàn Quỳnh Như ngày càng sắc sảo, man mác hồn thi ca.Triển lãm cá nhân đầu tiên Khiêu vũ tới trập trùng bày gần 30 tranh. Đây là một phần những bức tranh đầu tay của Đoàn Quỳnh Như. Thi sĩ vẽ tranh thì có nhiều chất thơ, thậm chí vẽ chính các bài thơ thành tranh, cũng là điều dễ hiểu. Ở đây sẽ không nói về điều đó, mà muốn nói đến trạng thái tâm thần của việc vẽ.Dường như bị bất lực và giới hạn trước ngôn từ, nên vẽ để tìm giải thoát. Vẽ với hy vọng màu sắc có thể giúp tìm thấy lối ra trong các chấn động, trống vắng. Vẽ với hy vọng tái kết nối bản thân với thiên nhiên mộng cảm, với không gian xa lạ, với nơi chốn huyền hoặc; và cả với những nơi quen thuộc đang dần phôi pha. Vẽ với hy vọng tìm lại sự cân bằng, mà đôi khi đời sống thường nhật - dẫu cho đủ đầy, hạnh phúc - đã làm chơi vơi, chao đảo.Chính vì lẽ đó, dù xác định làm triển lãm Khiêu vũ tới trập trùng là để cho vui, để kết nối bạn bè và cộng đồng. Thế nhưng, tranh của Đoàn Quỳnh Như thì không hề vẽ cho vui. Nó là kết quả của không ít dằn xé, đôi khi kêu gào, đôi khi năn nỉ, đôi khi vượt thoát, đôi khi mơ mộng… Kiểu như không vẽ có thể trầm cảm, thậm chí bấn loạn…Mà trạng thái tâm thần này thì đâu chỉ của Đoàn Quỳnh Như. Dường như đây đã là chuyện khá thường gặp nơi đô thị, vì vậy, có lẽ các bức tranh, với tên gọi rất thơ, sẽ dễ nhận được sự đồng điệu, chia sẻ rộng rãi.Họa sĩ Lê Minh Phong nhận định: “Trước hết, tôi đến với thế giới của Như qua thi ca. Tuy khởi đi từ tâm thức lãng mạn, nhưng thi ca của Như lại ngồn ngộn hiện thực, một hiện thực trần trụi với những đau thương, mất mát của thân phận con người, kể cả thân phận của tình yêu. Như trước hết là một thi sĩ dám nói lên những bất công oan trái của con người và là người nỗ lực khái quát nên sự tan hoang của cuộc sống trên quê hương mình, một thi sĩ đi tìm những miền đất hứa để thoát khỏi thực tại. Thi ca với nữ thi sĩ này là một cuộc truy vấn vào bản thể của sự tồn tại, đồng thời là cuộc truy vấn về bản thân mình. Thơ của Như chứa đựng những vết thương ở đời và cũng là nỗ lực chữa lành những vết thương ấy. Đôi khi tôi thấy rằng, trong thơ, Như đang căng lên tất cả các giác quan để những âm thanh của cuộc sống va đập vào mình, có lúc đó là những âm thanh cuồng nộ, gào thét xen lẫn với những âm thanh vỗ về đầy trắc ẩn.Vì mang tâm thức lưu đày lãng mạn, nên từ thơ, Như đi qua hội họa như một tất yếu tiếp biến trên hành trình của mình. Thông thường khi một thi sĩ bước sang hội họa, người ta thường chọn lối tranh biểu hiện để bày tỏ tiếng nói của mình với tha nhân. Nhưng với Như, qua những họa phẩm như Vũng thương đau, Tiếng chuông, Trập trùng, Mắt nhân gian…, ngôn ngữ hội họa của Như nghiêng về trừu tượng, một lĩnh vực khó để đạt đến chân tủy của nó. Nhưng Như đã đi vào trừu tượng một cách tự nhiên như chính những giấc mơ của một thi sĩ.Hội họa của Như là sự chối bỏ mô phỏng hiện thực khách quan. Như quay vào trong, nỗ lực phóng chiếu nội tâm của mình, một nội tâm mạnh mẽ đã từng thể hiện qua thi ca, nhưng lần này được chuyên chở dưới một thứ chất liệu khác và hình thức khác. Như hướng đến rút tỉa những cảm xúc nội tại dấu kín và bày lên tranh. Màu sắc và nhịp nhiệu của màu đã diễn tả được thế giới bên trong Như. Tác phẩm của Như vì vậy ẩn chứa nhiều bí mật. Những tác phẩm ấy hoàn toàn đi ra từ tưởng tượng, không nương tựa vào ngoại vật nào.Tất nhiên mọi thứ không đến từ hư không. Sự giải hình trong các tác phẩm của Như dựa vào những ký ức sâu về hiện thực trước đó, hiện thực mà Như đã thể hiện trong thi ca. Tôi nghĩ, nếu không có những ký ức sâu về hiện thực, người ta rất khó vượt lên hiện thực bằng sự khước từ mô tả ngoại giới. Để vượt qua hiện thực, người họa sĩ cần đắm chìm trong hiện thực, từ đó mới có thể đưa ra được những tác phẩm trừu tượng có ý nghĩa về nhận thức.Với những họa phẩm kể trên, tôi nghĩ Như đã nối dài được biên giới hiện hữu của mình”. KHIÊU VŨ TỚI TRẬP TRÙNGVới giai điệu mê man và hơi thở rộn ràngHãy khiêu vũ cùng nhau đêm nayĐêm quánh đen chảy ánh trăng mật vàngNgoài kia loài thú động tình quấn quýtHãy choàng lấy bờ vai anh và uống hết giọt nồng nàn Chúng ta lướt đi trên nền nhạc sóng sánhĐừng dừng lại anhLàm sao em buông tay khi đôi chân không trụ vững Hãy dựa vào vai anh dìu bước em vào mộng cảnhVới tấm lưng thon đêm ướm màu uyển diệu Nâng bước em nhẹ lâng dâng vội vãHãy khiêu vũ tới trập trùngDáng em lã lơi say -Bờ mi đắm chìm vào khuôn ngực anh Hãy dìu em qua tất thảy gập ghềnh giông bãoTựa vào anh như con chim nhỏ thiêm thiếp Ta cứ dệt đan kiếp sống miên man điệu vũHãy thôi lo âu bỏ ngoài tai lời ong veChỉ còn tiếng nhạc dập dìu đê mê và chúng ta bừng cháy lên đôi môi miền thần thoại Với du dương đung đưa tròn vạnh hãy chạm tận đáy hồn nhauTa đang chơi vơi trên mấy tầng con sóng Anh nâng em hái cả trăng caoRơi tiếng cười khe khẻ nở trên vaiEm lướt đi với đôi chân xoáy đan mãnh liệtVòng tay anh xiết chạm bờ eo đêm cong huyền ảoTừng bước nhịp vẽ đêm toả lan gam màu hoà quyệnHãy khiêu vũ đi anh cho đến khi hừng đông chiếu rạng, chim muông ca hátCho đến khi sự sống cựa mình, sinh nởDâng tặng những ban mai chói loà xoá bóng hình đôi ta…Đoàn Quỳnh Như 

HOẠ SĨ NGUYỄN DƯƠNG CÙNG HÀNH TRÌNH “ĐI TÌM CÁI TINH THẦN”

HOẠ SĨ NGUYỄN DƯƠNG CÙNG HÀNH TRÌNH “ĐI TÌM CÁI TINH THẦN”

Họa sĩ Nguyễn Dương giới thiệu 40 tác phẩm mới với giới yêu mỹ thuật đô thị phương Nam, qua triển lãm cá nhân có tên gọi “Khúc ca thiên nhiên” vào chiều ngày 22 tháng 7 tại Hakio Let’s Art, 38 Trần Cao Vân, Quận 3, TP.HCM. Hoạ sĩ Nguyễn Dương đã có dịp trình làng 40 tác phẩm xuất sắc của mình với “Khúc ca thiên nhiên”. Nguyễn Dương, với gần 20 năm theo đuổi về kết hợp giữa biểu hiện và trừu tượng (abstract expressionism), chất trừu tượng trữ tình (lyrical abstraction) đã mang đến công chúng một bữa tiệc sống động. Chia sẻ trước báo chí, hoạ sĩ Nguyễn Dương đã có những cảm nhận về hành trình của mình. Những bức tranh này đều là sự dự tính từ trước của anh về bố cục, màu sắc và hình ảnh. Nhằm giúp diễn đạt trọn vẹn hình ảnh thiên nhiên trong con mắt, anh đã chọn ngôn ngữ trừu tượng bởi khi bức tranh ấy luôn giữ cảm xúc từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Hoạ sĩ Nguyễn Dương đã hoàn thành hết những tác phẩm từ năm 2009 - 2022, bao gồm 100 bức tất cả. Những tác phẩm được thực hiện trong thời điểm COVID, hoạ sĩ Nguyễn Dương gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu. Nhưng vô tình, anh phát hiện ra chất liệu phù hợp với môi trường và khí hậu Việt Nam, có thể giữ được lâu dài và bền theo năm tháng. Những tác phẩm của anh không bị giới hạn trong chủ thể nhất định, với chủ đề thiên nhiên. Nhưng với đối tượng lựa chọn của hoạ sĩ vấn có nét lặp đi lặp lại. Giám tuyển Lý Đợi cũng có sự chia sẻ: “Nguyễn Dương thường quan sát rất kĩ hiện thực xung quanh, rồi đặt ra câu hỏi: Nó đang diễn ra và bị chi phối như thế nào? Với anh, có lẽ một bức tranh trừu tượng được hoàn thành là khi nó giữ nguyên được cảm xúc của bản thân về tinh thần của sự vật, hiện tượng lúc ấy. Còn về bề mặt tác phẩm, nó phải có được chiều sâu của không gian, rõ nét về nhịp điệu và cấu trúc, rõ nét về những va đập của màu sắc hoặc vật chất... Rõ nét, nhưng không cần tính toán một cách rõ ràng, duy lý.” Một số hình ảnh tại buổi triển lãm

TRẦN THÁI: MỖI TẤM DA LÀ MỘT CÂU CHUYỆN

TRẦN THÁI: MỖI TẤM DA LÀ MỘT CÂU CHUYỆN

Luxuria tin rằng đằng sau mỗi tấm da là một câu chuyện. Đến với thế giới đồ da cao cấp, khách hàng không chỉ tìm thấy cho mình một người bạn đồng hành vượt thời gian mà còn đó sự bền bỉ, giá trị và đậm chất cá nhân. Trong tập 3 của loạt phỏng vấn  Enterprise, hãy cùng Luxuria đến với một xưởng da Việt đậm chất Tây phương cùng anh Trần Thái để xem cách mà tấm da nói lên câu chuyện của mình.  Chào anh. Anh có thể chia sẻ một vài điều về bản thân cho các bạn đọc giả không ạ ?Xin kính chào quý vị đọc giả! Tôi xin tự giới thiệu tôi là Trần Thái hiện nay đang là thợ chế tác đồ da thủ công tại TP. HCM. Tôi bắt đầu làm nghề từ năm 2011 cho đến nay.Điều gì thôi thúc anh khởi nghiệp trong ngành này? Cho đến thời điểm hiện tại, có kỷ niệm nào khiến anh nhớ mãi từ những ngày đầu?Thực ra tôi đến với nghề này là một cái duyên, tôi tốt nghiệp đại học là một kỹ sư xây dựng. Nhu cầu bản thân muốn có một chiếc cặp da để đi làm, nhưng do đồng lương lúc mới đi làm không đủ. Vô tình tôi gặp một clip hướng dẫn làm đồ da thủ công trên youtube. Ngày bé mình cũng có năng khiếu về làm đồ thủ công như làm diều, làm lồng chim…, nên thấy khá đơn giản và muốn thử sức. Sau đó tôi mua dụng cụ và da về tự mày mò làm, thời gian làm hết hơn một tháng. Khi tôi mang chiếc cặp đó đến công ty thì ai cũng khen và đặt tôi làm mấy đồ nhỏ nhỏ đơn giản như ví đựng giấy tờ xe ô tô, kẹp tiền, móc gắn chìa khoá… cứ thế làm nhiều dần, rồi tôi đam mê với nghề này và quyết định xin nghỉ việc công ty và toàn tâm theo nghề.Kỷ niệm làm tôi nhớ nhất đó được xem là một bài kiểm tra về độ kiên trì: tôi làm một mẫu ví sai 17 lần đến lần 18 thì mới hoàn thành, số đồ hỏng sau lần đó đựng đầy một bao. Do mình đến với nghề này đều tự tìm hiểu trên mạng mà không có ai dạy trực tiếp, nên với tinh thần là cứ làm đi sai đâu sửa đó. Cứ mỗi lần làm sai lại ngồi ghi chép lại những nguyên nhân để lần sau tránh, nhưng lần sau nó lại sai chỗ khácSai ở đâu, đứng lên ở đó mới là yếu tố thành công cốt lõi của anh Thái. Ảnh Wise King & SonAnh thường chọn nhập da từ đâu và vì sao anh lại lựa chọn nhập da từ đó? Những yếu tố nào được anh cân nhắc để chọn lựa loại da thích hợp?Mình nhập da từ 3 thị trường đứng đầu thế giới: Đức, Pháp, Ý và dùng một phần da của Việt Nam.Lý do mình chọn vì chất lượng da đỉnh cao của họ: đỉnh cao vì chất lượng da tốt và đạt chuẩn bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ. Như bạn đã biết làm đồ thủ công là tốn rất nhiều công sức và chất xám nên mình cũng phải chọn loại tốt nhất.Tiêu trí mình chọn da đó là: Độ bền cao, cảm giác sử dụng thoải mái. Vì mới mình đồ dùng là vật ngoài thân, nó phải có chức năng phục vụ thân chủ. Nếu dùng đồ mà mình cứ phải nâng niu hay giữ gìn vì sợ nó hỏng thì đó là một gánh nặng.Anh có suy nghĩ đến việc dùng da nội địa không? Lý do vì sao?Da của Việt Nam thì mình chỉ dùng Da cá sấu loại đạt chuẩn xuất đi châu âu. Lý do mình chọn thứ nhất là ưu tiên dùng hàng Việt Nam, và mong sao chất lượng da thuộc của Việt Nam mình ngày càng phát triển, thứ hai là chất lượng cũng rất tốt và đạt độ thẩm mỹ cao ( tất nhiên là chưa thể bằng những nhà thuộc da tại cá sấu tại Pháp). Nhưng đổi lại nó lại vừa túi tiền với những khách hàng tầm trung.Khí hậu Việt có là rào cản để các sản phẩm da luôn ổn định ?Đối với mình thì mọi thứ đều có hai mặt tốt và khó khăn. Khó khăn là thời tiết ở Việt Nam khắc nghiệt độ ẩm cao, khói bụi nhiều, nắng nóng dẫn đến mồ hôi nhiều dẫn đến việc bảo quản phải tốt hơn và làm ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm.Nhưng khó khăn là thế nhưng mà mình khắc chế được, làm cho độ bền sản phẩm vượt qua được điều kiện thời tiết thì khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng và ủng hộ mình. Chính vì thế bên tôi luôn sáng chế và ứng dụng những công nghệ mới làm tăng độ bền cho sản phẩm. Khí hậu Việt vừa là ưu, vừa là khuyết. Ảnh Wise King & SonVới những loại da hiếm, anh có cách xử lý nào để chất lượng da luôn bền vững theo thời gian?Thật ra những loại da quý hiếm đắt tiền thì bên nhà thuộc da họ đã làm tất cả những gì tốt nhất để có một tấm da bền đẹp và chất lượng. Việc của chúng tôi là chuyển thể miếng da đó thành những sản phẩm đẹp, chất lượng. Chỉ có lưu ý nhỏ với quý vị là không có một loại da chịu được nước cả nên mình cố gắng hạn chế độ ẩm thì đồ da sẽ bền lâu.Khách hàng thường tìm đến anh vì điểm đặc biệt nào của sản phẩm?Anh thường làm thế nào để giúp khách hàng cách tìm được loại da ưng ý?Khách đến với Wise King & Son thường là những người đề cao sự thoải mái, tiện dụng, họ muốn có một sản phẩm phù hợp với tập tính sử dụng cá nhân của họ.Khi tôi tư vấn cho khách tôi thường hỏi rất kỹ về thói quen sinh hoạt và phong cách ăn mặc. Từ đó tôi mới đưa ra những loại vật liệu phù để khách lựa chọn. Ví dụ: khách hàng thích phong cách cổ điển thì tôi chọn các dòng da Veg của Italy, còn những khách thích sự lịch lãm, tươi mới, năng lượng thì tôi chọn các dòng da của Pháp và Đức.Với những món đồ được làm theo yêu cầu (Made To Order), anh thường mất bao lâu để thực hiện ? Có trường hợp nào khiến anh nhớ nhất ?Thời gian để làm ra một sản phẩm ưng ý cho khách trải qua rất nhiều công đoạn:1. Tìm hiểu tập tính sinh hoạt và phong cách thời trang của khách. 2. Lựa chọn nguyên vật liệu. 3. Lên ý tưởng sản phẩm 4. Lên bản vẽ thiết kế. 5. Mô phỏng mẫu. 6. Lên sản phẩm thật. Nên tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sẽ có thời gian chế tác khác nhau.Mỗi một khách hàng đến với Wise King & Son đều để lại trong tôi những ấn tượng và bài học những trường hợp tôi nhớ nhất đó là một lần làm đồ quà tặng cho một vị đặc biệt: khi nhận lời làm sản phẩm khá là áp lực, thứ nhất là do lần đầu được làm đồ cho một vị khách VIP. Những vấn đề ở chỗ mình không được tư vấn cho người trực tiếp dùng sản phẩm, mà nghe mô tả qua một vị khác. Và cuối cùng rất mừng là mọi thứ đều tốt đẹp.Với người lần đầu tìm đến đồ da xa xỉ, anh có lời khuyên nào dành cho họ ?Tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất đó là chọn đồ phù hợp với mình. Phù hợp với công năng mình cần thì mình dùng sẽ rất tiện lợi và càng dùng càng thấy thoải mái. Phù hợp với kiểu dáng kích thước sẽ làm cho chúng ta đẹp lên khi mang đồ, vì con người là trung tâm phụ kiện phù hợp là làm cho người dùng đẹp lên. Đồ đắt tiền không có nghĩa là nó thích hợp với tất cả mọi người, nên người dùng tốt nhất nên thử kỹ trước khi mua.Cảm ơn anh đã có lời tham dự buổi phỏng vấn hôm nay. Chúc anh luôn thành công trong công việc.  

TRIỂN LÃM “IMPROVISATION” CÙNG BÙI CHÁT: NGHỆ SĨ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI NÓI ĐIỀU GÌ QUA TÁC PHẨM

TRIỂN LÃM “IMPROVISATION” CÙNG BÙI CHÁT: NGHỆ SĨ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI NÓI ĐIỀU GÌ QUA TÁC PHẨM

Sự kết hợp đa dạng ở bảng màu Dã thú, kết hợp cùng tinh thần sáng tác ngẫu biến Dada để cho ra những bức tranh mang phong cách trừu tượng trữ tình chính là điểm độc và riêng của Bùi Chát trong triển lãm cá nhân lần đầu tiên “IMPROVISATION” (Ứng biến), vừa khai mạc tối 15/7 tại TP.HCM. Trong tập 20 của chuỗi phỏng vấn Art Roads, Luxuria có cơ hội được phỏng vấn gương mặt mới nhưng cũng đã quen của làng nghệ thuật.. Chào anh, anh có thể giới thiệu đôi điều về bản thân không ạ?Chào quý độc giả của tờ Luxuria. Tôi là Bùi Chát, sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai. Tôi từng được khán giả biết đến với vai trò nhà thơ, người làm xuất bản, và nghệ sĩ thực hành nghệ thuật Vị niệm. Nhưng đến với quý độc giả hôm nay, tôi xin phép được chia sẻ trong vai trò là người cầm cọ.Cơ duyên trong nghệ thuật hội hoạ của anh?Sau khi ra trường, tôi giao du và kết bạn cùng nhiều họa sĩ. Trong khoảng thời gian này, tôi có cơ hội tiếp xúc với hội họa chuyên nghiệp. Điều này đã làm tôi nuôi dưỡng đam mê và nung nấu một ngôn ngữ hội họa riêng. Giờ đây, tôi đã có thể gửi đến công chúng 29 bức tranh cho buổi triển lãm đầu tiên.Cơ duyên đến với anh từ những lần giao du và kết bạn với nhiều họa sĩ.Anh suy nghĩ gì về nghệ thuật?Theo tôi, thứ nhất, làm nghệ thuật là nỗ lực tham gia vào tiến trình tạo ra những sản phẩm không dễ gì diễn đạt được bằng ngôn ngữ. Thứ hai, nghệ sĩ, không nhất thiết phải nói điều gì qua tác phẩm, nếu cần nói tự thân tác phẩm sẽ biết cách vì điều duy nhất cần thiết để nghệ sĩ thể hiện qua tác phẩm chính là tư duy. Thứ ba, xấu đẹp không bao giờ là tiêu chuẩn để đánh giá, càng không thể nào là đích đến của nghệ thuật bởi tác phẩm, nếu chỉ thuần túy đẹp, tôi e là không đủ sức chống chọi với thời gian.Anh đã chuẩn bị bao lâu cho buổi triển lãm lần này? Và do đâu mà anh quyết định đưa 29 bức này ra mắt?Triển lãm này được tôi chuẩn bị trong khoảng ba năm, từ năm 2020.Thực ra tôi đã vẽ rất nhiều tranh, nhưng để chuẩn bị cho triển làm lần này tôi phải chọn theo những nhịp điệu và màu sắc khác nhau, và tôi quyết định chọn 29 bức này cho triển lãm cá nhân đầu tiên của mình với sự tư vấn của giám tuyển Nguyên Hưng. Anh ấy có nhận xét rằng: “Không giống nhiều nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ băng ngang vào hội họa, thường vẽ theo lối tượng trưng hay biểu hiện, Bùi Chát nghiêng hẳn theo hướng trừu tượng - đòi hỏi sự tinh tường và tinh tế trong dụng ngôn hội họa - và hầu hết tranh tôi đã xem đều thực sự là những tác phẩm đẹp với phong cách Lyrical abstraction rất riêng…”. Không gian đậm chất thơ nơi triển lãmTại sao anh lại chọn tên “IMPROVISATION” (Ứng biến)?Triển lãm này được đặt tên là “Ứng biến” như kiểu “Ứng biến tình huống”. Cách tôi thực hành những tác phẩm này là cách tôi tự ném mình vào “đại dương tình huống”. Tôi phải cố gắng thoát ra khỏi đó, và ứng biến sao cho phù hợp với các khó khăn ấy.Những tình huống này có thể là những vấn đề tâm lý, tâm linh, hoặc những điều gì đó hoàn toàn vô thức, rất nhanh và không có thời gian nhiều để suy nghĩ. Nó cũng không phải là các tình huống được dự cảm hoặc dự định trước, có đầu đuôi cụ thể rõ ràng. Những tác phẩm này đều được hình thành từ những tình huống khác nhau, có bức hình thành từ nhiều tình huống liên tục xảy ra. Thế nên, mỗi tác phẩm là mỗi cách xử lý hoàn toàn khác nhau, không thể lặp lại. Cách tôi biến chuyển cũng là cách thể hiện tư duy khi thực hành. Tình huống có thể được xử lý nhanh, hoặc rất chậm. Thỉnh thoảng sau khi xem lại tác phẩm đã hoàn thành, tôi lại bị “lôi vào biển tình huống” với nhiều mối quan ngại. Tôi lại phải xuất đầu lộ diện.Nó có câu chuyện nào đằng sau không?Đằng sau những tác phẩm này không có bất cứ câu chuyện nào cả. Thứ nhất tôi là người không thích kể lể, tác phẩm của tôi chắc cũng không muốn buôn chuyện, Thứ hai, quan trọng đây là một cuộc bày vẽ, và ở đây chỉ có tác phẩm.Tôi nghĩ mọi người khi đã tham dự triển lãm thì cứ thưởng thức tác phẩm thôi, thắc mắc về những câu chuyện làm gì, vì không phải tác phẩm nào cũng chứa trong nó hoặc núp đằng sau nó là những câu chuyện."Tôi nghĩ mọi người khi đã tham dự triển lãm thì cứ thưởng thức tác phẩm thôi"Vật liệu mà anh dùng cho những bức tranh lần này là gì? Điều gì làm anh suy nghĩ dùng những vật liệu ấy?Khi thực hành, tôi dùng nhiều vật liệu khác nhau trong từng điều kiện khác nhau. Riêng trong triển lãm lần này, tất cả là canvas kết hợp cùng sơn dầu và oil stick (dầu thỏi).Tôi dùng những vật liều này vì có được chúng khá dễ dàng, lúc nào cũng mua được. Ngoài ra những vật liệu này cũng dễ bảo quản, và phù hợp hợp với tư duy và cách thực hành của tôi lúc này.Tại sao anh lại chọn thời điểm này để ra mắt?Khi mọi thứ đã sẵn sàng, nghĩa là tác phẩm đã sẵn sàng xuất hiện, công chúng đã sẵn sàng thưởng lãm và đón nhận, vậy thì tôi đâu có quyền gì để ngăn cản.Cảm ơn anh đã tham gia buổi nói chuyện hôm nay. Chúc anh luôn thành công trên con đường của mình.Cùng ngắm nhìn một số hình ảnh của buổi triển lãmVề Bùi ChátSinh 1979 (theo khai sinh) tại Hố Nai, Biên Hoà, Đồng NaiHọc văn chương, học luật, nhưng không học vẽLàm thơ, làm xuất bản, thực hành nghệ thuật vị niệm (Conceptual art)Thành viên chủ chốt của Mở Miệng – nhóm nghệ sĩ nổi bật nhất của thơ Việt Nam đương đại. Đã xuất bản 7 tập thơ, tác phẩm thơ cũng được dịch và giới thiệu qua một số ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Séc...Về hội hoạ: làm những bức đầu tiên vào năm 2002, sau một thời gian thì dừng để dồn sức cho thơTừng dăm bảy lần toan tính quay lại hội hoạ, nhưng không tới đâu, rồi bị cuốn vào những việc khácTừ 2019 thành công trong việc trở lại, và ở hẳn với hội hoạ, từ đó đến nay làm việc không ngừng.Thông tin được người phỏng vấn cung cấp

HỎI NHANH ĐÁP NHANH CÙNG NGÔ KIM KHÔI: SOTHEBY'S VÀ CÂU CHUYỆN MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG “HỒI HƯƠNG”

HỎI NHANH ĐÁP NHANH CÙNG NGÔ KIM KHÔI: SOTHEBY'S VÀ CÂU CHUYỆN MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG “HỒI HƯƠNG”

Trong buổi khai mạc sự kiện triển lãm “Timeless Souls: Beyond The Voyage” (Hồn Xưa Bến Lạ) của Sotheby’s, tạp chí Luxuria đã có vài phút hỏi nhanh cùng nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi.Nhà đấu giá thế giới Sotheby’s lần đầu đến Việt Nam. Cảm xúc của bác với Sotheby’s lần này là gì? Theo bác, đây có phải là tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp tranh Việt?Tôi rất vui khi có mặt vào buổi triển lãm này. Và tôi tin đây chính là một sự kiện đặc biệt. Việc nhìn thấy tranh thật thế này, là một sự kiện may mắn, đặc biệt là cho các bạn trẻ để có thể tiếp cận những tác phẩm quý giá của ông cha. Điều này sẽ giúp thế hệ sau này có cái nhìn khách quan hơn về mỹ thuật, nhờ đó họ sẽ có khả năng nhận định riêng. Nhờ đó, việc tranh thật - giả sẽ được hạn chế.Luồng tranh giả hiện nay là vấn nạn. Người sưu tập và yêu nghệ thuật phải tự học hỏi và tự bảo vệ mình. Những sự kiện thế này sẽ có vai trò lớn để giúp hạn chế vấn đề này. Bác có suy nghĩ gì với cái tên lần này của triển lãm “Timeless Souls: Beyond The Voyage” (Hồn Xưa Bến Lạ)?Cái tên này là cực kỳ đúng với mục đích của buổi triển lãm. Dù sống tại nước ngoài, nhưng tâm hồn của những danh họa vẫn nhung nhớ về đất nước và thể hiện hồn Việt qua từng bức tranh. Chúng đã vượt qua thăng trầm của lịch sử và níu giữ mong muốn của những họa sĩ ấy. Đến lúc này đây, những bức tranh đã có thể hồi hương, về với đất cũ. Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm của 4 danh họa tốt nghiệp những khóa đầu của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École des BeauxArts de l'Indochine - EBAI) tại Hà Nội. Đâu là nguyên do mà bác cho là Sotheby's chọn lựa để bắt đầu triển lãm?Có hai lý do chính mà tôi cho rằng họ chọn những cái tên này cho đợt triển lãm đầu. Thứ nhất là những cái tên tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam. Họ là khóa đầu của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vốn là một trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo nhóm ngành Mỹ thuật. Thế nên, trong dòng chảy thời gian, những cái tên này có dấu ấn đặc biệt.Thứ hai là những bức tranh thời kỳ này sẽ dễ dàng hơn để tiếp cận khán giả Việt Nam. Chúng ta có Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, nhưng để thẩm định tranh của họ sẽ khó hơn. Bên cạnh đó, khán giả Việt cũng có quen với những cái tên như Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, và Vũ Cao Đàm. Thế nên, mục đích của Sotheby's có lẽ là muốn mang đến bước đầu an toàn, để đến với những khán giả. VỀ NGÔ KIM-KHÔI:Ngô Kim Khôi, sinh năm 1959, là cháu trai của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn. Ông định cư ở Pháp từ năm 1985 với chuyên môn về tạo mẫu thời trang. Ông từng làm việc cho các nhà mốt danh giá thế giới như Christian Dior, Hermès, Givenchy,... Bên cạnh đó, ông Khôi còn là chuyên gia nghiên cứu về hội họa Việt Nam (Chercheur Indépendant en Art Vietnamien), đặc biệt là những nghiên cứu về Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. 

[ART ROADS] TẬP 19 - GIÁM TUYỂN ACE LÊ: “ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN SOTHEBY’S TỔ CHỨC MỘT BUỔI TRIỂN LÃM PHI THƯƠNG MẠI”

[ART ROADS] TẬP 19 - GIÁM TUYỂN ACE LÊ: “ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN SOTHEBY’S TỔ CHỨC MỘT BUỔI TRIỂN LÃM PHI THƯƠNG MẠI”

Sotheby's, sàn đấu giá quốc tế trong lĩnh vực nghệ thuật đã có buổi triển lãm đầu tiên tại Việt Nam. Trình làng những tuyệt tác từ thời khoá đầu của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Bước, Sotheby's đã mang đến cho người yêu tranh cơ hội nhìn ngắm những tuyệt tác triệu đô. Đến với sàn quốc tế với vai trò như cầu nối, giám tuyển Ace Lê đã có những chia sẻ về trải nghiệm mang tính cột mốc cho thị trường tranh Việt qua tập 19 của loạt phỏng vấn Art Roads.  Xin chào anh, anh có thể gửi lời chào đến quý độc giả và giới thiệu đôi điều về bản thân mình được không?Xin chào, tôi là Ace Lê, được quý đọc giả biết đến ở vai trò giám tuyển nghệ thuật. Rất vui khi hôm nay được trò chuyện cùng quý đọc giả và tạp chí Luxuria.Theo anh, bức tranh về Mỹ thuật Việt Nam so với thế giới như thế nào tính đến thời điểm hiện tại?Xét về nhiều khía cạnh, Việt Nam đang đi sau rất nhiều. Tính về sức mua thì Việt Nam còn thua các nước khác do tỷ lệ giá và nhu cầu. Khi những gia đình trung lưu nước ngoài, quen với với việc mua tranh treo nhà, dành một khoảng nhất định về nghệ thuật thì Việt Nam còn mới lạ với việc này. Tính về thường thức mỹ thuật, trong khi nước ngoài đã quen với thưởng lãm ngay từ khi còn nhỏ và học về văn hoá nghệ thuật chuyên nghiệp ngay trong ghế nhà trường thì Việt Nam lại đang chập chững bắt đầu.Thế nhưng, hiện nay, một tín hiệu tốt đang xuất hiện cho tranh Việt là sự tăng giá tranh trên các sàn đấu giá thế giới, đặc biệt là tranh thuộc giai đoạn Đông Dương. Đây là tín hiệu đáng động viên khi giá tranh cao sẽ thúc đẩy sự trở về của nhiều bức tranh quý, sẽ giúp cho tranh gần hơn với công chúng so với việc nó nằm trong tư gia của các nhà sưu tập. Về thói quen triển lãm của công chúng về tranh, nó là vấn đề hai chiều. Viện bảo tàng, thư viện công cộng có hạn chế về ngân sách, chuyên môn và vận hành. Thế nên, công chúng khó mà tiếp cận với nhiều tranh quý và có giá trị cao về văn hoá. Gần đây, nhiều nhà sưu tập tư nhân có công sức rất lớn trong việc bảo quản tranh và đưa tranh ra mắt với công chúng. Nó đóng góp rất lớn trong việc xây dựng và phát triển thị trường tranh Việt, và cũng giúp tăng nhu cầu thường lãm nơi công chúng. Lê Thị Lựu - “Nhạc công truyền thống” (“Le musicien traditionnel”) (khoảng 1960 - 1970), 35 x 45cm, mực và màu trên lụa.(Ảnh từ Ban Tổ Chức)NFT trong giới, theo anh sẽ là cơ hội hay rủi ro?Tranh là kết quả của văn hoá - lịch sử - nghệ thuật. Thế nên, nó sẽ phải tuân theo giai đoạn lịch sử, và ở đúng vị trí của nó trong dòng chảy thời gian. Như hiện tại, tranh Đông Dương càng ngày càng hiếm. Với tình trạng này, giá tranh sẽ càng ngày càng cao. Vì thế, người sưu tập sẽ đi tiếp và bắt đầu tìm hiểu ở mảng thời chiến, đương đại ở những năm 90. Theo chiều thời gian, những bức tranh sẽ lần lượt được ra mắt và xuất hiện trên các sàn đấu.Thế nên, hiện nay, mặc dù các nhà đấu giá tập trung vào NFT, nó vẫn được coi là áp dụng cho ở khung thời gian đương đại. Và có thể thấy, không có việc “NFT hoá” mảng tranh cũ, trước khung thời gian này. Bởi để một bức tranh có giá cao, nó phải được chứng minh qua thời gian, trong khi NFT là kết quả của tương lai. Thế nên, không ai nói được nó có NFT hoá được hay không bởi nó có thể là kho báu khổng lồ cũng có thể là “quả bom nổ chậm”. Thị trường tranh Đông Dương đang “nóng bỏng tay” với những giao dịch triệu đô. Theo anh, yếu tố nào khiến tranh Đông Dương lại có mức giá đáng kinh ngạc như vậy?Gần đây, tranh Việt đang tạo được dấu ấn sâu sắc khi đầu bảng giá hiện nay vẫn là những cái tên lừng danh từ các khóa đầu của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và giá tranh đang tăng không ngừng. Điều này diễn ra đơn thuần là vì các nghiên cứu của các chuyên gia đều xoay quanh các họa sĩ này. Giá cả của tranh thường được định giá dựa vào những yếu tố cơ bản nào? Đâu là nhóm tranh có giá trị trong thời gian tới?Đây là một phương trình đầy biến số. Riêng với tôi, tranh được đo bằng vị trí của nó trong thời kỳ mỹ thuật, tính xác tính (tính chân thực), độ khan hiếm (trong giai đoạn sáng tác và bối cảnh lịch sử) và bản thân nghệ sĩ ấy (danh tiếng, vai trò trong lịch sử sáng tác). Hiện nay, chưa ai đứng ra phân tích, và đóng vai trò dịch vụ thẩm định tranh. Không có định giá nên chưa có dịch vụ bảo hiểm, thế nên, độ tin cậy cũng bị ảnh hưởng. Trong thời gian tới, nhóm tranh Đông Dương sẽ vẫn tiếp tục có giá trị trong thị trường. Càng ít thì nhu cầu càng cao. Tuy nhiên, khi giá đã lên đỉnh cao, nó sẽ tiếp tục ổn định lại. Vũ Cao Đàm - “Bên ngôi miếu” (“Le pagodon”) (1979), 46 x 38cm, sơn dầu trên toan. (Ảnh từ Ban Tổ Chức)Vũ Cao Đàm - “Hai thiếu nữ” (“Deux Jeunes Femmes”) (1939), 47 x 58.5cm, mực và bột màu trên lụa. (Ảnh từ Ban Tổ Chức)Với một tác phẩm của cố hoạ sĩ, người thân của họ có hay không quyền được quyết định tác phẩm?Có chứ. Có một cái gọi là “Quyền nhân thân” theo Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Họ sẽ là người xác tính tranh và có quyền lên tiếng vì bảo vệ toàn vẹn cho tác phẩm và  “không cho phép người khác sửa chữa, cắt bớt hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Ngoài nhận được niềm vinh danh cho nước nhà, tranh Việt còn bị nghi ngờ về vấn đề nhập nhèm, giả mạo, làm nhiều nhà đầu tư, đấu giá và công chúng yêu tranh hoài nghi. Anh có nhận định gì về điều này? Những giao dịch tranh giả sẽ có tác hại như thế nào? Theo anh, đâu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ thị trường tranh Việt?Nó có tác hại lớn vô cùng. Nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường tranh nội địa, cũng như làm lung lay giá trị tranh nước nhà trên sàn đấu quốc tế. Theo tôi, cách tốt nhất để ngăn chặn là mở những cuộc hội thoại về tranh. Việc này sẽ làm tăng cảm nhận và mức thường thức tranh, nhằm giúp khán giả có cái nhìn tốt và đủ khả năng nhận biết về tranh. Từ từ, họ sẽ có độ thẩm định nhiều hơn. Lúc này, tranh giả sẽ không còn có khả năng “qua mắt” được người xem nữa.Sotheby's là một hãng bán đấu giá nổi tiếng, và là hãng lâu đời thứ ba trong lĩnh vực này. Không biết anh đã có kỷ niệm gì với Sotheby's chưa?Chưa, đây là lần đầu tiên tôi đồng hành cùng Sotheby's. Sotheby's lần đầu mở triển lãm tại Việt Nam giới thiệu các tác phẩm từ bộ tứ đời đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Không biết anh có những cảm nhận gì trước sự kiện đặc biệt này? Sự kiện này sẽ góp phần có những thay đổi nào cho thị trường tranh Việt Nam?Sotheby’s sẽ là bước đầu cho việc tăng khả năng triển lãm cho công chúng, bao gồm giới chuyên môn, nhà nghiên cứu và đại công chúng. Đây là lần đầu tiên Sotheby's tổ chức một buổi triển lãm phi thương mại. Việc chấp nhận này sẽ là một cơ hội cho tranh Việt được ra mắt công chúng và công chúng cũng có sự tiếp cận với nghệ thuật. Sau triển lãm này, nền tranh Việt sẽ càng được nâng cao khi chính Sotheby's đã đưa ra thông điệp trân trọng mỹ thuật Việt Nam khi có giám tuyển người Việt. Tôi có thể là người đầu tiên, nhưng sau này, nhiều chuyên gia Việt Nam sẽ xuất hiện trên các phiên đấu quốc tế. Ngày nay, nhiều tranh bị thẩm định sai là vì họ không có mạng lưới chuyên gia người Việt, đọc được chữ Nôm và hiểu về đặc điểm văn hoá Việt. Thế nên, họ cũng nhận ra sự quan trọng của tranh thật - giả và ảnh hưởng của nó đến giá trị tranh. Từ những điều trên, vị trí chuyên gia người Việt càng quan trọng trong những phiên đấu giá tranh. Và biết đâu, trong tương lai, nhiều phiên đấu giá quốc tế sẽ có mặt tại nước ta. Mai Trung Thứ - “Hai mỹ nữ” (“The Two Beauties”) (khoảng 1942), 58 x 34cm, bột màu trên lụa. (Ảnh từ Ban Tổ Chức)Mai Trung Thứ - “Lặng thiền” (“Meditation”) (khoảng 1950-1960), 43 x 57cm, bột màu trên lụa. (Ảnh từ Ban Tổ Chức)Được tự hào là Guest Curator (Người phụ trách khách mời - Giám tuyển) cho dịp này, không biết cảm nhận của anh là gì? Yếu tố nào là quan trọng nhất khi giám tuyển một tác phẩm nghệ thuật? Đây là niềm vinh hạnh của tôi khi là người đầu tiên là cầu nối cho một phiên đấu giá tranh có thể tiếp cận công chúng. Vai trò của tôi là đứng ra chọn lựa những bức tranh có độ tin cậy cao và đóng vai trò thương thuyết bảo hiểm tranh cho các bên: nhà sưu tập tranh, nhà cung cấp bảo hiểm và Sotheby's (sàn đấu). Tôi phải làm việc này với từng tranh để có sự thống nhất cho các bên. Tôi đã tốt nghiệp Investigative Journalism (tạm dịch Báo chí điều tra), sau này, tôi làm việc trong nghệ thuật. Thế nên, với tôi, tôi quan trọng chứng cứ, liên quan đến lai lịch tranh. Nó đã xuất hiện ở đâu, do ai cấp, có những chứng chỉ này, từ hiệp hội nào, gia đình hoạ sĩ có xác nhận không, có cơ quan pháp lý nào công nhận không. Tiếp đến là nhận định chủ quan đến từ đánh giá thị giác. Tôi có sự hỗ trợ của một số nhà nghiên cứu mỹ thuật ở Việt Nam, tham khảo và hỏi ý kiến của họ để có độ xác thực. Tất cả mọi thứ đó, sau khi tổng hợp lại mới giúp tôi đi đến quyết định xác nhận độ xác thực của tranh. Cảm ơn anh đã tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Chúc anh và gia đình sức khỏe và hạnh phúc.  Lê Phổ - “Đền Cổ Loa” (“Co Loa Temple”) (1934), 44 x 62cm, sơn dầu trên toan. (Ảnh từ Ban Tổ Chức)Lê Phổ - “Thiếu nữ vuốt tóc” (“Jeune femme se coiffant”) (khoảng 1936 - 1938), 35.5 x 28cm, bột màu trên lụa.(Ảnh từ Ban Tổ Chức) Về giám tuyển Ace LêAce Lê là một nhà nghiên cứu và giám tuyển nghệ thuật độc lập. Anh là Giám đốc Sáng lập của Lân Tinh Foundation và là Tổng Biên tập tạp chí Art Republik Việt Nam. Anh ngồi trong Ban Cố vấn của Kho Dữ liệu Nghệ thuật Việt Nam (ViAA), và là một thành viên chương trình Lãnh đạo Nghệ thuật Quốc tế 2022 của Hội đồng Nghệ thuật Australia. Anh tốt nghiệp khóa Thạc sỹ về Nghiên cứu Bảo tàng và Thực hành Giám tuyển, và khóa Thạc sỹ về Báo chí và Truyền thông tại Nanyang Technological University, đồng thời tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh tại National University of Singapore.(Thông tin giám tuyển đến từ Ban Tổ Chức)

[ART ROADS] TẬP 18 - HOẠ SĨ ĐOÀN QUỐC VÀ “NHƯ MỘT HOÀI NIỆM”: “HOÀI NIỆM KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG GÌ TRẢI QUA MÀ NÓ LÀ NHỮNG CÁI CÒN LƯU LẠI”

[ART ROADS] TẬP 18 - HOẠ SĨ ĐOÀN QUỐC VÀ “NHƯ MỘT HOÀI NIỆM”: “HOÀI NIỆM KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG GÌ TRẢI QUA MÀ NÓ LÀ NHỮNG CÁI CÒN LƯU LẠI”

Trong tháng sáu vừa qua, nghệ thuật Việt đã có một bước chuyển mình với hoạ sĩ Đoàn Quốc ở “Như một hoài niệm. Bằng tư duy rất riêng và góc nhìn đa dạng, “Như một hoài niệm” như một chiếc xe đưa mọi người ngược dòng thời gian về những khung giờ ký ức ở miền xưa cũ. Hôm nay, trong tập 18 của chuỗi phỏng vấn Art Roads, hoạ sĩ Đoàn Quốc đã có lời tâm sự về những tháng ngày vẽ tranh và triễn lãm đáng nhớ ấy.Chào anh. Xin anh hãy giới thiệu một chút về bản thân mình đến quý độc giả?Xin chào quý đọc giả của tờ Luxuria. Tôi là Đoàn Quốc, sinh năm 1996 tại Quảng Ngãi. Hiện tại tôi đang là hoạ sĩ, sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi là thành viên Hội Mỹ thuật TP.HCM, thành viên International Watercolor Society, thành lập và quản lý Vietnam Watercolor Art. Rất vui khi có cơ hội trò chuyện cùng quý đọc giả.Anh có thể chia sẻ đâu là cơ duyên đưa anh đến hội hoạ được không?Thực ra, hội hoạ đến với tôi một cách rất tự nhiên. Khi còn bé, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với hội hoạ. Nó trở thành niềm cảm hứng theo chân tôi đến khi lớn lên. Sau này, khi có cơ hội được theo học tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, được theo đuổi hội hoạ ở mảng chuyên nghiệp, được tiếp xúc với hội hoạ ở nhiều góc nhìn khác nhau, tôi như thấy một bản thân khác của mình ở trong ấy. “Hoài niệm” của một người trẻ trong anh sẽ có hình dáng như thế nào? Tại sao anh lại chọn cái tên “Như một hoài niệm” cho buổi triển lãm lần này? Hoài niệm với tôi là không phải là những gì trải qua mà nó là những cái còn lưu lại. Nó hình thành nên con người tôi chính là những gì mà tôi dùng và lấy cảm hứng. Đó là những gì còn sót lại ở hiện tại, là cả văn hoá xung quanh, phong tục, đưa vào trong tâm hồn tôi. “Như một hoài niệm” xuất phát từ chính điều này. Đó chỉ là một thứ “như hoài niệm”.Cảm hứng chính xuyên suốt các tác phẩm của bộ sưu tập này là gì?Việc vẽ thì cần có thời gian nghiên cứu. Tôi có những chuyến đi về phía Bắc, nơi có bề dày về văn hóa lịch sử. Ở làng gốm Bắc Ninh, tôi có cơ hội nhìn thấy men gốm, kiến trúc, thôi thúc tôi triển khai và đưa nó lên trang giấy. Triển lãm “Như một hoài niệm” được làm với tinh thần gần như độc lập ở nhiều khía cạnh, tự chủ toàn các khoản chi phí. Vậy có khó khăn gì cho anh khi phải tự hoàn thiện mọi thứ một mình?Một hoạ sĩ muốn làm một triển lãm cá nhân thì cần có nhiều yếu tố. Nhưng với triển lãm lần này, tôi đã tự chủ hết mọi thứ cùng sự tư vấn của nhà giám tuyển, nhà nghiên cứu Lý Đợi. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng, cái khó khăn nhất là ở vấn đề tài chính. Tuy tôi vẫn có thể xoay xở được, nhưng nó vẫn là một phần lý do khiến tôi đưa ra nhiều cân nhắc trong buổi triển lãm. Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi - một trong những nhân vật của chuỗi series Art Roads cũng từng nhận xét rằng, bộ sưu tập này như một “cuộc trỗi dậy” của chất liệu màu nước, vậy anh nghĩ gì về chất liệu này dưới sự sáng tạo nghệ thuật của chính mình? Kỹ thuật quan trọng nhất trong việc tạo ra một bức tranh màu nước của Đoàn Quốc sẽ là…? Nói về màu nước, anh Ngô Kim Khôi đã có ý đúng khi ở Việt Nam, họ chỉ dùng màu nước để ký họa, nghiên cứu, lấy tư liệu chứ không như chất liệu sáng tác chính. Sự trỗi dậy ở đây là làm mới chất liệu này và biến nó thành “chất liệu chính” cho cả bộ sưu tập lần này. Thật ra, kỹ thuật phải đi đôi với cảm xúc. Nếu hoạ sĩ chỉ giỏi về kỹ xảo, họ sẽ cứng nhắc mà không có cảm xúc. Nhưng với cảm xúc thuần mà không có kỹ thuật, thì hoạ sĩ rất khó để chạm đến trái tim người nhìn. Tôi tin rằng khi kết hợp cả hai, tranh mới thực sự là một sản phẩm nghệ thuật. Được biết, chỉ một ngày, “Như một hoài niệm” đã bán hết 2/3 tác phẩm trưng bày. Không biết anh có cảm xúc như thế nào?Thật ra, khi làm một triển lãm cá nhân, tôi có dự định vẽ và giữ tranh. Nhưng, có nhiều khách đã ưng mắt, thích và mua. Bản thân cũng khá bất ngờ với số lượng này nhưng thật ra, nó vẫn nằm trong dự đoán của tôi. Việc khán giả xem tranh và ra quyết định mua một tác phẩm nào đó, là vì cảm xúc đã được chạm tới, và được nhìn thấu thông qua bức họa. Tôi còn cho rằng, người mua tranh cũng có duyên với nghệ sĩ. Họ yêu mến, đồng cảm với tác phẩm và mong muốn sẽ lưu giữ chúng lâu dài. Đó thật sự là những niềm vui khó tả. Người mua tranh được thỏa mãn đam mê và cá nhân tôi cũng có động lực để tiếp tục sáng tác. Có kỷ niệm nào mà anh nhớ mãi trong lúc thực hiện triển lãm này?Tôi thấy người quan tâm đến triển lãm cá nhân của tôi rất lớn. Nó giúp tôi tự tin hơn trong quyết định thực hiện triển lãm của mình và vui khôn xiết vì mình thực sự tạo được dấu ấn và sự quan tâm trong lòng người yêu tranh. Có dự định nào anh mong muốn thực hiện trong tương lai không, anh có thể chia sẻ cho độc giả của chúng tôi chứ?Thật ra là triển lãm là hệ quả của việc vẽ tranh. Quá trình sáng tác và tạo ra tác phẩm chính là lúc tôi hứng thú nhất. Tôi vẫn cứ làm việc một cách nghiêm túc và đầy say mê. Trong tương lai, tôi vẫn sẽ tiếp tục sáng tác không ngừng, hứa hẹn sẽ mang lại cho quý đọc giả và công chúng những sản phẩm mới và độc đáo hơn nữa. Không gian triển lãm. Ảnh: Hoạ sĩ Đoàn QuốcTác phẩm “Như một hoài niệm”. Ảnh: Hoạ sĩ Đoàn QuốcCảm ơn anh đã tham dự buổi phỏng vấn hôm nay. Chúc anh sức khoẻ và hạnh phúc. 

SỰ KIỆN RA MẮT ĐỒNG HỒ JACOB & CO. FLEURS DE JARDIN RAINBOW: MANG DI SẢN CỦA THẾ GIỚI GỬI TỚI SÀI GÒN

SỰ KIỆN RA MẮT ĐỒNG HỒ JACOB & CO. FLEURS DE JARDIN RAINBOW: MANG DI SẢN CỦA THẾ GIỚI GỬI TỚI SÀI GÒN

Vào tối ngày 27/4, buổi ra mắt đồng hồ Fleurs De Jardin Rainbow phiên bản giới hạn 36 chiếc của thương hiệu Jacob & Co. tại Việt Nam đã bí mật diễn ra tại Rose Villa, một khu vườn như bước ra từ cổ tích giữa lòng Sài Gòn.Sự kiện ra mắt đồng hồ Jacob & Co. Fleurs De Jardin Rainbow với sự tham gia của các khách mời là chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau đã diễn ra vào ngày 27/4 trong một buổi tối ấm cúng và bí mật tại Rose Villa – Saigon.Sự kiện diễn ra tại khu vực Pool Garden của Rose Villa - Saigon, một điểm đến bí ẩn chỉ dành cho giới thượng lưuSự kiện còn có sự góp mặt của ông Đàng Văn Thoại - Chủ tịch của Mekong One, một trong những đơn vị đã đồng hành trong việc mang thương hiệu Jacob & Co. về Việt Nam – và ông Nguyễn Quốc Thống - Chủ tịch HĐQT Cara Lighting, người được mệnh danh là “phù thủy ánh sáng” trong ngành kiến trúc Việt Nam.Sự kiện ra mắt chiếc đồng hồ Jacob & Co. Fleurs De Jardin Rainbow được tổ chức tại Rose Villa, một khu vườn như bước ra từ cổ tích giữa lòng Sài Gòn Phát biểu tại buổi khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Minh Hiệp - đại diện của Jacob & Co. tại Việt Nam và CEO của Gia Bảo Luxury, đơn vị chịu trách nhiệm phân phối các tuyệt tác đồng hồ của Jacob & Co. tại Việt Nam cùng với Mekong One, đã so sánh sự có mặt của chiếc đồng hồ Fleurs De Jardin Rainbow như cầu vồng, biểu tượng chung cho sự lạc quan và hy vọng xuất hiện mỗi khi cơn bão đi qua, trùng với thời điểm khi Sài Gòn đã dần vượt qua cơn đại dịch COVID-19 và mọi thứ đã đi vào hoạt động trở lại.Ông Nguyễn Minh Hiệp - đại diện của Jacob & Co. tại Việt Nam - phát biểu tại buổi khai mạc sự kiệnJacob & Co. nổi tiếng với các dòng sản phẩm kim hoàn, bao gồm cả trang sức lẫn đồng hồ. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, Jacob & Co. Fleurs De Jardin Rainbow được ví như một kiệt tác nghệ thuật lộng lẫy và nữ tính - niềm mơ ước của rất nhiều quý cô đương thời. Sở hữu bộ vỏ khung làm từ vàng hồng 18k toát lên vẻ sang trọng, quý tộc mang đậm chất hoàng gia cùng bộ dây đeo màu trắng tinh khiết, chiếc đồng hồ của Jacob & Co. được công chúng ví von là kiệt tác trang sức cơ khí khi xen kẽ giữa các chi tiết máy móc là các loại đá quý với tông màu ấn tượng được tạo hình đầy mê hoặc.Jacob & Co. Fleurs De Jardin Rainbow thực sự là một vườn hoa đá quý đầy màu sắc, đẹp lộng lẫy và bắt mắt“Hoa hậu Đền Hùng” Giáng My ướm thử chiếc đồng hồ Jacob & Co. Fleurs De Jardin Rainbow lên tayVới số lượng 36 chiếc giới hạn trên toàn thế giới, Jacob & Co Fleurs De Jardin Rainbow AF321.40.BD.AE.CBSAA đã vượt qua hàng trăm thiết kế đồng hồ nữ và đánh đấu thành công khi lọt vào danh sách đề cử cuối cùng trong hạng mục Ladies Complication thuộc lễ trao giải GPHG, “Giải Oscar” của ngành chế tác đồng hồ.Jacob & Co Fleurs De Jardin Rainbow có 36 chiếc giới hạn trên toàn thế giới

HỌA SĨ HỒ ĐĂNG LỄ: XUÔI “DÒNG” - “NGƯỢC” CÙNG TRANH KHẮC GỖ

HỌA SĨ HỒ ĐĂNG LỄ: XUÔI “DÒNG” - “NGƯỢC” CÙNG TRANH KHẮC GỖ

Một người đàn ông trung niên bước vào một buổi triển lãm tranh khắc gỗ, ông ta đi nhiều vòng, nhìn rất chăm chú và suy tư, đến mức đôi khi ông ta cúi sát gần bức tranh và chống cằm nhìn từng chi tiết như đang cố gắng giải mã một câu đố của thế kỷ. Thế rồi cũng đến lúc ông ta không thể chịu được nữa, bực tức, ông ta đến thẳng chỗ của người họa sĩ đang đứng và hỏi một cách lịch sự, nhưng tông giọng rõ ràng đã trở nên không mấy kiên nhẫn. - Xin lỗi cho tôi hỏi.- Vâng, bác muốn hỏi?- Sao tôi không thấy tranh khắc gỗ nào cả dù đây là triển lãm tranh khắc gỗ? - … Sao cơ ạ? - Tôi chỉ thấy những bức tranh vẽ bình thường chứ không thấy một tấm gỗ được khắc nào! Người họa sĩ cười thật tươi và giải thích cho người khách ấy đến một tiếng đồng hồ thế nào là tranh khắc gỗ.Triển lãm "Thiên Nhiên Nhiệm Mầu" của họa sĩ Hồ Đăng Lễ (Ảnh: Luxury Items Inc.)Đa số ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy bản thân mình trong chính người đàn ông trung niên đó. Hay nếu bạo hơn, ta cũng có thể nói người đàn ông đó đại diện cho thị hiếu phần lớn dân số người Việt Nam hiện tại. Xin chớ hiểu lầm, thị hiếu của người đàn ông ấy không tệ, nhưng tranh khắc gỗ đối với ông đã rất lạ lẫm và nó giống như một lĩnh vực nào đó hoàn toàn mới đến từ một chân trời xa lạ khác. Nhưng tranh khắc gỗ đã cùng chúng ta phát triển từ rất lâu, từ lúc khởi đầu cho đến lúc phát triển và thậm chí cho đến bây giờ - dù có vẻ như chúng ta đã lãng quên nó. Khởi Đầu Dòng tranh khắc gỗ đã có mặt từ trước năm 220 (sau Công Nguyên) xuất phát từ Trung Quốc, sau đó du nhập đến Châu Âu vào thế kỷ XIII. Tranh khắc gỗ đạt đến thời kì vàng son tại Đông Á và Nhật Bản – nơi mà nó được gọi là moku-hanga. Tại Việt Nam, lịch sử tranh khắc gỗ cũng gặp nhiều trắc trở như lịch sử nước nhà. Dù nhà Minh khi ấy (1407-1427) xâm lược đã phá hoại hầu hết những thành quả của nước Đại Ngu – tức yên vui, hòa bình, nhưng sử sách đặt nghi vấn tranh khắc gỗ đã được người dân sử dụng từ thời nhà Lý – vào khoảng thế kỷ XIII – và đến khoảng thế kỷ XV, thì phồn thịnh trở lại vào thời Lê sơ.Tranh khắc gỗ cũng đã phổ biến rộng rãi vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam máu lửa khi được dùng để in tranh tuyên truyền, cổ động. Tại thời bình, tưởng chừng như dòng tranh này đã ngừng lại, nhưng đâu đó trong những góc nhỏ của Sài Gòn, tranh khắc gỗ vẫn cháy âm ỉ từ năm 2014 cùng với một người họa sĩ cũng giản dị và đơn sơ như chính dòng tranh ấy.Tranh khắc gỗ đạt đến thời kì vàng son tại Đông Á và Nhật Bản – nơi mà nó được gọi là moku-hanga (Ảnh: Thirty-six Views of Mount Fuji)Sự “khó khăn” tuyệt vời Cũng như đa số những sinh viên ngành nghệ thuật khác, họa sĩ Hồ Đăng Lễ cũng chỉ học qua dòng tranh khắc gỗ khi còn trên ghế nhà trường, dù chỉ thoáng qua nhưng cũng đủ để anh nhận ra đây là dòng tranh phù hợp với chính mình. Cho đến khi thực tế ập đến, vì cơm áo gạo tiền, anh phải làm những công việc khác, tuy vẫn liên quan đến mỹ thuật nhưng không phải là con đường anh muốn đi. Bởi lẽ, tranh khắc gỗ là một dòng tranh có nhiều sự đòi hỏi và rất phức tạp trong các công đoạn sáng tác nên cần tập trung toàn bộ thời gian cho nó. Trong các dòng tranh của ngành đồ họa, thì khắc gỗ là có vẻ đơn giản nhất do tính chất của gỗ: Dễ kiếm và dễ tạo hình. Tuy nhiên, rất ít người chọn đi theo con đường chuyên nghiệp với dòng tranh này, đơn giản vì họ không hội tụ đủ những điều kiện mà theo anh Lễ, là phải có. - Đầu tiên phải có niềm yêu thích, đam mê. Nếu không yêu thích, không mê thì không thể theo được, bất kể lĩnh vực nào cũng vậy. Đó là điều kiện tiên quyết.- Thứ hai, người họa sĩ cần phải có sự tỉ mỉ, đôi bàn tay phải khéo léo, tính cẩn thận nữa tại vì làm tranh đồ họa không như các thể loại tranh khác nếu làm hư thì mình có thể chỉnh sửa, nhưng tranh đồ họa nếu làm hư thì coi như bỏ, làm lại từ đầu. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của họa sĩ rất là nhiều.- Yếu tố thứ ba đó là sức khỏe. Đối với các tranh thuộc ngành hội họa, trừ sơn mài, người ta sử dụng cọ, bút là chủ yếu để tạo nên tác phẩm. Còn đối với những họa sĩ làm tranh đồ họa thì họ không dùng cọ, dùng bút mà dùng dao khắc, bằng đục, bằng búa, có thể là dùng cả khoan, máy cưa để tạo hình. Thành ra nó cần người họa sĩ phải có một sức khỏe nhất định để làm nghề. Đó là 3 yếu tố mình thấy cần thiết để một người họa sĩ có thể theo đuổi được ngành đồ họa tạo hình."Phải có niềm yêu thích, đam mê. Nếu không yêu thích, không mê thì không thể theo được, bất kể lĩnh vực nào cũng vậy" (Ảnh: Hồ Đăng Lễ)Vì khó thu hút được người theo tới cùng, cho nên đến thời điểm hiện tại, có những năm ngành đồ họa không tuyển được sinh viên nào. Đồng thời tranh khắc gỗ cũng khó thu hút được người quan tâm do độ phủ sóng không dày đặc như những dòng tranh khác. Mặt khác, do bản chất của tranh khắc gỗ thường có tông màu nhẹ nhàng, trầm mặc và hướng về nội tâm nhiều hơn nên dễ gây ra sự đơn điệu, nhàm chán đối với những người đã quá quen với sự hoành tráng, lộng lẫy của tranh sơn dầu, sơn mài hay dòng “tranh” NFT đầy màu sắc và hiệu ứng sinh động. Nói cách khác, tranh khắc gỗ là những gì mà một người có thể đã bỏ quên khi bị cuốn vào guồng quay của dòng đời: Sự giản dị, chất phác ở bên ngoài và sự tĩnh lặng, trầm mặc ở bên trong.Tất cả những khó khăn từ yếu tố khách quan lẫn điều kiện chủ quan trong đời sống tưởng chừng đều có thể khiến bất kỳ ai quên đi ước vọng cũ. Nhưng với anh Lễ, “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” của anh lại xuất hiện vào giữa năm 2020, ngay tâm điểm bùng phát của dịch Covid.Tranh khắc gỗ là những gì mà một người có thể đã bỏ quên khi bị cuốn vào guồng quay của dòng đời: Sự giản dị, chất phác ở bên ngoài và sự tĩnh lặng, trầm mặc ở bên trong. (Ảnh: Hồ Đăng Lễ)Hoa “nở” từ “Vườn hoang vắng”Tại thời điểm đó, công việc chính của anh chững lại. Trong bối cảnh cũng không thể ra khỏi nhà và xung quanh anh lại có hai thứ khiến anh yêu thích nhất: Tranh khắc gỗ và thiên nhiên. Thế là anh lao vào làm việc, lần lượt tạo ra những tác phẩm đánh dấu sự trở lại của anh với dòng tranh được coi khắc khổ và cầu kì. “Đa số những người làm tranh khắc gỗ chỉ làm những tranh khổ nhỏ với ba, bốn lớp màu, vì như vậy là đã đủ vất vả và gian nan lắm rồi”. Ngoài việc phải thao tác đục, khắc trên gỗ, công đoạn in cũng cần rất nhiều sức lực để khiến màu từ gỗ ăn lên giấy. Bởi vì không phải ai cũng có khả năng trang bị cho bản thân một máy ép trợ lực, chính vì thế nên sự lao lực và khổ nhọc ở giai đoạn này là một trong những yếu tố khiến mọi người xa lánh tranh khắc gỗ. Nhưng đối với Hồ Đăng Lễ, anh không xem việc không có một chiếc máy ép là một sự thiếu sót hay một trở ngại quan trọng, ngược lại, anh cảm thấy bằng cách chà mực thủ công, tác phẩm sau cùng sẽ đạt được độ sâu và cường độ màu sắc theo mong muốn – một cái giá xứng đáng cho sự khổ nhọc đến “rã rời cánh tay”. Ngoài ra, vì vậy mà dù có nhiều bản in, nhưng mỗi bức tranh khắc gỗ thật ra lại là những tác phẩm độc nhất vô nhị mà không thể nào làm giả được. Những người yêu tranh khắc gỗ (hoặc sẽ học được cách yêu tranh khắc gỗ) dễ dàng nhìn ra được sự khác biệt trong mỗi bản in và nhận ra bản in nào khơi gợi được nhiều cảm xúc nhất đối với họ. Đơn giản nhưng phức tạp!"Bằng cách chà mực thủ công, tác phẩm sau cùng sẽ đạt được độ sâu và cường độ màu sắc theo mong muốn – một cái giá xứng đáng cho sự khổ nhọc đến “rã rời cánh tay”" (Ảnh: Luxury Items Inc.)Tuy nhiên, có vẻ như những khó khăn trên cũng là “chuyện nhỏ” đối với anh, bởi vì trong các cách làm tranh khắc gỗ, anh đã chọn lối sáng tác khó nhất: Khắc phá bản (chỉ khắc trên một tấm bản gỗ duy nhất và bản đó “sẽ bị phá banh chành” – theo như lời anh nói). Thông thường, các họa sĩ tranh khắc gỗ sẽ muốn mỗi một lớp màu là một tấm gỗ để loại trừ khả năng phải làm lại toàn bộ tác phẩm từ đầu. Nhưng anh Lễ lại chọn cách sáng tác toàn bộ ý tưởng chỉ trên một tấm gỗ duy nhất vì: “Cách khắc gỗ phá bản nó khó hơn thể loại khắc gỗ nhiều bản, tuy nhiên nó có những cái ưu điểm đó là tiết kiệm được thời gian, công sức, và chi phí nữa. Thay vì chúng ta tạo ra nhiều bản khắc để in ấn hoàn thành tác phẩm, thì khắc gỗ phá bản chỉ sử dụng một bản khắc thôi, tức là làm từ đầu tới cuối chỉ sử dụng một bản gỗ thì nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí vật tư mình đầu tư vào. Thay vì làm 5 bản, 10 bản thì mình chỉ sử dụng 1 bản thôi. Nhưng chính vì sử dụng một bản khắc nên nó gây ra sự khó khăn là mình phải cẩn thận hơn, kĩ hơn, đôi khi làm gần tới lớp cuối cùng mình vô tình khắc bị hư thì coi như là công cốc, phải bỏ hết làm lại từ đầu. In tới đâu tính toán để khắc tới đó nên nó khó là khó như vậy. Còn với loại hình khắc nhiều bản thì mình tính toán trước và khắc hết tất cả rồi mới tới công đoạn in. Bản khắc nào hư mình có thể thay cái bản khắc khác để chỉnh sửa.Không những theo kỹ thuật phá bản, tranh khắc gỗ của anh còn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa không gian phẳng và không gian diễn tả. Có lẽ anh Lễ rất thấu hiểu tính chất của gỗ đến mức có thể biến tấu nó theo cảm xúc và ý tưởng của mình như không hề có trở ngại nào. Không gian được miêu tả trên tranh của anh không chỉ khắc họa lại hình bóng của thiên nhiên mà còn là tượng trưng cho dòng cảm xúc của anh: Lúc êm đềm, lúc dữ dội bất chợt. Nhưng hơn hết, dù có phải mất bao lâu để hoàn thành tác phẩm thì anh vẫn có thể duy trì ngọn lửa cảm hứng của mình trong suốt quá trình làm việc – sự kỷ luật trong ngẫu hứng sáng tạo. Bởi vì, anh Lễ không đồng ý với quan niệm rằng nghệ sĩ, hay cụ thể là họa sĩ, có quyền được sống thoải mái, muốn làm việc khi nào thì làm. Đối với anh, sáng tác nghệ thuật là một quá trình gần như thiền tịnh, phải vô cùng kỷ luật và tập trung, đặc biệt với kỹ thuật mà anh chọn lựa, nếu chỉ sai một ly thì đi một dặm."Chính vì sử dụng một bản khắc nên nó gây ra sự khó khăn là mình phải cẩn thận hơn, kĩ hơn, đôi khi làm gần tới lớp cuối cùng mình vô tình khắc bị hư thì coi như là công cốc, phải bỏ hết làm lại từ đầu." (Ảnh: Hồ Đăng Lễ)Nuôi “dòng” cảm hứngTrong quá trình sáng tác của anh, như nhiều họa sĩ khác, anh chịu sự ảnh hưởng nhất định từ nơi mà mà tranh khắc gỗ đạt được giai đoạn vàng son của nó: Xứ sở phù tang – Nhật Bản. Hasui Kawase là người mà anh cảm thấy có sự ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của anh nhất. Nhưng cái hay ở chỗ bằng một cách nào đó, anh chuyển năng lượng ấy thành của chính mình. Người xem có thể thấy tinh thần Nhật Bản trong những bức tranh của anh nhưng không thể chỉ ra chính xác ở điểm nào. Chỉ có thể thấy được nó đã được hòa hợp rất đồng đều, thấp thoáng và len lỏi, và điều đó tạo ra phong cách của anh: mộc mạc, giản dị nhưng ấn tượng, dữ dội hòa hợp với bình lặng – như âm và dương.Tác phẩm The Pond at Benten Shrine in Shiha (芝弁天池) của Hasui KawaseKhi được hỏi tại sao đã có nhiều người theo đuổi ngành đồ họa nhưng dòng tranh này vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn cho người xem, anh đã trả lời rất thẳng thắn. “Thứ nhất là, nói là có nhiều người, nhiều họa sĩ sáng tác khắc gỗ nhưng mà thật chất ra, so với các chất liệu khác thì không nhiều, nói đúng hơn là quá ít. So với họa sĩ sơn dầu, sơn mài, màu nước thì số lượng họa sĩ làm đồ họa rất là ít. Có những năm gần đây, các trường mỹ thuật hầu như là không tuyển được sinh viên ngành đồ họa. Có trường người ta phải đóng ngành. Nói là nhiều nhưng cũng chỉ có một vài họa sĩ người ta bỏ một thời gian rồi quay lại thôi. Và khi họa sĩ hoạt động sáng tác ít thì dĩ nhiên số lượng tác phẩm đưa ra nó cũng ít, từ đó không tạo được sức bật, sức hút đối với công chúng.Thứ hai là, tranh khắc gỗ mất rất là nhiều thời gian để hoàn thành tác phẩm, mà các họa sĩ trẻ giờ thì người ta có xu hướng lựa chọn những chất liệu, thể loại tranh nó trực diện hơn, nhanh hơn, phóng khoáng hơn. Họa sĩ trẻ thường thích những cảm xúc mạnh mẽ, mà tranh khắc gỗ thì bắt buộc mình phải ngồi tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết một nên không được ưa chuộng vì không có đủ kiên nhẫn để làm thể loại tranh này. Họ thích sơn dầu, sơn mài vì nó phóng khoáng hơn, có nhiều cái cách biểu đạt hơn. Thứ ba là, do xu hướng thị trường. Tại vì thị trường tranh bây giờ người ta ưa chuộng những tranh khổ lớn, mà tranh đồ họa thì thường không làm nổi những tranh kích thước lớn mà chỉ làm kích thước vừa và nhỏ thôi. Làm lớn rất là cực, vả lại không có đủ các dụng cụ để chúng ta làm.Thứ tư là, về cái tư duy tạo hình của tranh đồ họa, nó vẫn chưa có nhiều sự đổi mới, có một số họa sĩ có những sự đổi mới nhất định, nhưng mà số lượng thì không đủ nhiều và đa dạng nên không tạo được sự hấp dẫn đối với người xem. Thứ năm là, do vấn đề về tâm lý của khách hàng, của công chúng. Tranh khắc gỗ hoặc là tranh đồ họa nói chung thì có những đặc thù riêng, bắt buộc sáng tác tranh đồ họa là phải cho phép người họa sĩ tạo ra được nhiều bản in. Số lượng các bản in nó tùy theo họa sĩ quyết định lúc ban đầu. Tức là họa sĩ muốn tạo ra 15 bản in thì số lượng đó là cố định, không được làm thêm. Mà có làm thêm cũng không được tại vì cái bản khắc mình đã phá đi rồi, bỏ đi rồi thì không thể làm thêm được nữa. Tức là phiên bản có giới hạn. Giá trị của mỗi bản in tương đương với một bức tranh độc lập, nó không phải là một tranh sao chép. Ví dụ, một bức sơn dầu chúng ta sáng tác ra rồi ai đó vẽ lại thì nó là một tranh sao chép còn ở đây nó thuộc hình thức khác, là đặc trưng của tranh đồ họa. Nhưng mà công chúng ở Việt Nam đa phần là chưa hiểu về tranh đồ họa nhiều, thành ra người ta cũng e ngại vấn đề về tính độc bản. Người ta nghĩ tranh đồ họa hay là tranh khắc gỗ không phải là độc bản, nên nhu cầu mua tranh nó cũng giảm đi một lượng đáng kể so với những thể loại khác, thành ra họa sĩ cũng khó để mà theo đuổi được. Nhiều khi họ làm như kiểu là để giữ nghề, họ phải sáng tác những chất liệu khác để duy trì cuộc sống. Vì vậy, cũng khó để tạo ra những tác phẩm chất lượng cao và hấp dẫn được. Đó là những  lý do. Hy vọng thời gian tới nó sẽ khởi sắc hơn."Họa sĩ Hồ Đăng Lễ (Ảnh: Luxury Items Inc.)“On-air”Cuộc triển lãm “THIÊN NHIÊN NHIỆM MẦU” chính là triển lãm đầu tay của anh sau 06 năm sáng tác. Chưa thể nói đây là một sự thành công trên con đường sự nghiệp của anh, nhưng có thể nói đây là một thành tựu xứng đáng cho sự hy sinh và đợi chờ trong suốt 06 năm qua.  Khám phá triển lãm Thiên Nhiên Nhiệm Mầu

SÀI GÒN XÔN XAO DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHIRON DUONG - MỘT TÂM HỒN NGHỆ SĨ “VỊ NHÂN SINH”

SÀI GÒN XÔN XAO DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHIRON DUONG - MỘT TÂM HỒN NGHỆ SĨ “VỊ NHÂN SINH”

Nếu thiếu đi những vì sao, bầu trời về đêm sẽ bớt lung linh và thêm phần lạnh lẽo, cũng như Sài thành dường như sẽ không còn là miền đất quá đỗi thân quen và gợi lên trong lòng người sự cô đơn và nỗi niềm hoài cổ nếu mất đi thứ âm thanh ồn ã, xôn xao vốn có bấy lâu nay. Một trong những điều khiến thành phố từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” này trở nên đặc biệt chính là sự “xôn xao” không ngừng nghỉ. Bắt nguồn từ dòng cảm hứng ấy, Xôn Xao Studio đã tổ chức buổi triển lãm tranh 3D thực tế ảo “XON XAO” IN SAIGON - Showcase đầu tiên của studio này với chủ đề chính là “xôn xao” cùng “những âm thanh vang lên trong yên bình, là mớ hỉ - nộ - ai - lạc ngổn ngang xen lẫn trong nếp sống thường nhật. Những thứ âm thanh hỗn độn ấy cùng nhau làm nên một Sài Gòn xôn xao, gây thương nhớ.” (Xôn Xao Studio)Showcase lần này được thực hiện với sự góp mặt của hơn 25 nghệ sĩ trong và ngoài nước hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo. Và may mắn thay, cách đây ít lâu, Luxuria đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện cùng anh Chiron Dương để lắng nghe những chia sẻ đầy tâm huyết nhưng cũng hết sức gần gũi của người nghệ sĩ tài hoa này.Thưa anh Chiron, anh có thể chia sẻ về ý tưởng tổ chức sự kiện lần này của Xôn xao Studio?​Thành thật mà nói, trước khi tổ chức sự kiện lần này, tôi đã từng kết hợp với Xôn Xao để tổ chức một sự kiện trước đó rồi và sự kiện đó cũng là tiền thân của Showcase lần này. Lúc Xôn Xao chính thức tổ chức buổi triển lãm tranh 3D thực tế ảo “XON XAO” IN SAIGON thì tôi vẫn tiếp tục kết hợp với studio này nhằm hỗ trợ họ trên nhiều mặt, đặc biệt về mặt hình ảnh, không chỉ là hình ảnh trong triển lãm, mà còn là hỗ trợ họ về mặt hình ảnh trong sự kiện cũng như hình ảnh của ấn phẩm, thiết kế không gian,...“XON XAO” IN SAIGON SHOWCASE được tổ chức ở một không gian mở, cụ thể là trong khuôn viên của Ươm Art Hub, 42/58 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM giúp khách tham quan thật sự thoải mái trong việc trải nghiệm các tác phẩm.​Như Luxuria tìm hiểu, bên cạ​nh sự kiện lần này, anh từng có một bức tranh được đấu giá ở Pháp nhằm gây quỹ cho sinh viên ở bên đó. Khi gửi bức hình đó đến Pháp, anh có kỳ vọng rằng nó sẽ đạt được mức đấu giá như anh mong muốn hay không?​Thực ra bộ ảnh này được tạo ra cách đây 1 năm về trước, nhưng do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nên sau đó tôi không thể công bố thông tin về bộ ảnh, cũng không thể công khai các bức ảnh đó mà chỉ âm thầm đưa tranh đi đấu giá thôi, và nó diễn ra ở Pháp. Tôi không đưa về Việt Nam để đảm bảo ảnh không bị lộ ra. Bây giờ tôi cũng đang dần chuyển sang hoạt động ở môi trường nước ngoài, mặc dù tôi ở Việt Nam.Chiron Dương cũng là một trong hơn 25 nghệ sĩ trong và ngoài nước hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật góp mặt trong Showcase lần này của Xôn Xao Studio.Bức tranh được mang đi đấu giá tại Pháp khi nào và sau đó khoảng bao lâu thì anh biết được nó đạt được mức đấu giá như vậy?​11/05/2021 là ngày tôi gửi tranh sang Pháp và cũng là ngày tổ chức sự kiện. Phần này là đấu giá gây quỹ nên toàn bộ số tiền được chuyển qua bên đó chứ không chi lại cho tác giả. Tuy không nhận được lợi ích vật chất nhưng là sự kiện để các nghệ sĩ bàn luận với nhau về tác phẩm. Thật ra nó cũng không mang lại quá nhiều sự kết nối ở đây nhưng tôi vẫn thể hiện được trách nhiệm của những người nghệ sĩ như tôi bởi đó là sự kiện tài trợ các nhu yếu phẩm cho sinh viên trong mùa dịch Covid.Anh là người ở giữa những ranh giới. Anh làm theo góc nhìn cá nhân nhưng hướng về cộng đồng. Không đi theo cách cũ - Anh Dương chia sẻ.Đâu là nơi gợi cho anh niềm hứng khởi khi thực hiện những tác phẩm đó?​Điều tạo ra nguồn cảm hứng trong công việc sáng tạo nghệ thuật của tôi là:Thứ nhất, lúc bạn Thống làm bộ ảnh về Xôn Xao, tôi có nói với bạn ấy rằng cái “xôn xao” đặc trưng của Sài Gòn là một điều gì đó vừa tích cực lẫn tiêu cực, và từ đó tôi bắt đầu hòa trộn tất cả yếu tố đó lại với nhau.Thứ hai, mục đích của triển lãm này là thiên về hướng visual, chứ không giống như những triển lãm nghệ thuật đơn thuần khác. Có lẽ tôi sẽ hơi khác với các bạn nghệ sĩ khác bởi họ sẽ thường tập trung vào cái mà họ quan tâm, còn tôi sẽ tùy vào tính chất sự kiện để làm. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do tôi xuất thân từ kiến trúc sư nên tôi sẽ phải phân tích sự kiện đó cần gì và tổng thể nó ra sao. Cần phải giảm nhẹ câu chuyện lại, tăng tính đời thường lên rồi pha trộn với rất nhiều xu hướng visual hơn nhưng vẫn phải giữ cho nó cân bằng.Bên cạnh đó, bộ ảnh này được chụp với phông xanh, các phần ghép còn lại, khoảng cỡ 90%, được chụp tại nhà trong suốt đợt dịch. Còn bức ảnh mà tôi thích - bức mà tôi đã gửi đi - có rất nhiều yếu tố như mèo, gương xe, hàng rào làm bằng ống hút,… để biến tấu lại thành thứ mà bạn khó có thể tìm thấy ở những nơi khác.Họa sĩ thiết kế 9X Huỳnh Minh Thống (Todd Huỳnh), đại diện đơn vị tổ chức (Xôn Xao Studio)Theo đó, với định hướng xây dựng những tác phẩm mang tính cộng đồng nhiều hơn, nhóm tác giả góp mặt trong Showcase lần này, đặc biệt là anh Chiron Dương, đã sẵn sàng bỏ qua những tư duy của từng cá nhân mà tập trung khai thác những điểm rất chung, rất gần gũi và quá đỗi thân quen với đời sống thường nhật của người dân Sài thành.Theo anh, có phải nhiều người đã quá quen đối diện với cái cũ, người ta biết họ muốn cái gì và người ta sẽ chỉ theo đuổi mỗi cái đó thôi, xong họ ngại thử những cái mới, điều đó sẽ khiến người ta bị một màu?​Người ta bị nhầm sang hình thức, tức là nó sẽ chỉ giống về mặt hình thức nhưng không giống được cái “vị” của nó.Chẳng hạn, người ta nói tôi - một người nghệ sĩ xuất thân từ kiến trúc sư - rằng “tranh của bạn có vấn đề” thì tôi vẫn bình tĩnh và sẽ tìm hiểu lý do để giải thích tại sao người ta lại cảm nhận như thế. Đó không phải là do tôi giỏi hay không mà do bản thân tôi nắm rõ về hướng marketing, về xã hội học cũng như nắm được về quy hoạch định hướng.Theo ý tưởng mà tác giả muốn truyền tải thì các tác phẩm của Xôn Xao phải thể hiện cả tính tích cực cũng như tiêu cực để “sát” nhất với nhịp sống của Sài Gòn ngày nay. Tiếp nối thành công ở thời điểm hiện tại, anh Dương cho biết: “Nhóm luôn chuẩn bị đi trên những hành trình tiếp theo.”Xin cảm ơn anh Chiron Dương đã dành thời gian chia sẻ nhiều điều thú vị đến đọc giả cùng Luxuria!Nguồn ảnh: Luxuria Magazine

Back to top