Editor's Pick

“BÓC NHÃN” LOẠT THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG - TỪ “BÌNH DÂN” ĐẾN XA XỈ TRONG MV “PINK VENOM” (BLACKPINK)

“BÓC NHÃN” LOẠT THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG - TỪ “BÌNH DÂN” ĐẾN XA XỈ TRONG MV “PINK VENOM” (BLACKPINK)

Đánh thức những trái tim ngủ quên sau khoảng thời gian dài vắng bóng, bốn cô nàng BlackPink đã chính thức trở lại “đường đua” Kpop với ca khúc “Pink Venom”, đồng thời tạo nên “cơn địa chấn” cực mạnh nhờ giai điệu bắt tai cùng bữa tiệc thời trang mãn nhãn thoả lòng người hâm mộ trên khắp thế giới.Không làm giới mộ điệu thất vọng, MV “Pink Venom” với chi phí sản xuất cao nhất trong lịch sử YG Entertainment đã trở thành “liều độc dược” khiến người xem lập tức phải mê mẩn bởi bối cảnh choáng ngợp, không khí tráng lệ và hình ảnh lộng lẫy của bốn thành viên. Ca khúc không chỉ gây ấn tượng với những nét đẹp truyền thống của Hàn Quốc như nhạc cụ geomungo và đồng hồ mặt trời Angbuilgu, hay visual đỉnh cao cùng giọng hát đặc biệt của các mỹ nhân nhà YG, mà còn phô diễn phong cách thời trang, từ xa xỉ đến “bình dân” được thể hiện rõ nét trong MV.Jisoo - “nàng thơ” DiorVẫn như mọi khi, chị cả BLACKPINK là người mở màn cho MV, với thần thái dịu dàng trong chiếc đầm cúp ngực màu đen lộng lẫy được nạm đầy đá quý, cùng mái tóc được biến tấu từ kiểu tóc cổ truyền thường thấy trong các bộ phim cổ trang Hàn Quốc. Được biết, bộ cánh đặc biệt này được thiết kế bởi Miss Sohee - một thương hiệu nổi tiếng tại “xứ sở kim chi”.Mở đầu MV, Jisoo trở thành tâm điểm với cảnh quay đánh đàn và diện trang phục lộng lẫy từ nhà mốt Miss Sohee. Ảnh: BLACKPINKTuy nhiên, khác với các thành viên còn lại, stylist đã không “mix&match” thêm mà để Jisoo diện nguyên cây Dior lên MV. Outfit bao gồm croptop được lấy cảm hứng từ áo đua, quần cạp cao và đôi giày boots đắt giá. Jisoo cũng đang nắm giữ vị trí Đại sứ toàn cầu của thương hiệu cao cấp Dior ở cả hai mảng thời trang và làm đẹp. Bên cạnh đó, giọng ca “lead vocal” còn mang một loạt phụ kiện đắt đỏ như dây chuyền, vòng tay và nhẫn đến từ hãng trang sức và đồng hồ Cartier khiến khán giả không khỏi “choáng ngợp”.Jisoo chăm diện outfit Dior và trang sức Cartier trong MV Pink Venom. Ảnh: BLACKPINKNgoài ra, Jisoo còn diện thiết kế nằm trong BST Ready-to-wear Xuân-Hè 2020 của thương hiệu Mugler, đôi boots Alaia, cùng chiếc thắt lưng và vai áo bằng da được custom vô cùng độc đáo đến từ La Cage. Cô nàng cũng diện “full look” đến từ thương hiệu Demobaza - mang đến cảm giác hoang dã như một nàng “thợ săn đến từ tương lai”.“Chanel sống” Jennie Vốn được mệnh danh là “Chanel sống” nhờ khí chất tiểu thư lẫn cá tính và phong cách ăn mặc đa dạng luôn dẫn đầu xu hướng, Jennie đã chính thức được Chanel “chọn mặt gửi vàng” cho vị trí Đại sứ thương hiệu vào năm 2018. Trong MV Pink Venom, Jennie cũng không quên “lăng xê” diện một số thiết kế từ nhà mốt xa xỉ nước Pháp.Jennie gây ấn tượng khi diện nguyên cây đỏ trong “Pink Venom” cùng kiểu tóc truyền thống của Hàn Quốc. Ảnh: BLACKPINKCô nàng gây ấn tượng mạnh khi xuất hiện ngay đầu MV với outfit mang tông màu đỏ nổi bật do nhà mốt Alaia thiết kế, kết hợp với phụ kiện tóc là bông hoa trà đặc trưng và hai chiếc nhẫn mang kiểu dáng logo của hãng trị giá 675 USD/chiếc của Chanel. Ngoài ra, nữ rapper còn cầm trên tay chiếc túi dạng lồng chim Chanel Evening Purse phiên bản giới hạn có trị giá lên đến 20.000 USD.Đại sứ Chanel không quên quảng bá cho thương hiệu với bộ nhẫn Coco Crush có tổng mức giá lên đến gần 13.000 USD. Ảnh: BLACKPINKMột trong những bộ đồ gợi cảm nhất của Jennie là mẫu bodysuit cắt xẻ từ nhà mốt Juun.J, cùng một số phụ kiện đến từ nhà mốt Pháp như hoa cài và thiết kế “ủng đi mưa” mới toanh thuộc bộ sưu tập Fall/Winter 2022 RTW của Chanel. Được biết, item này hiện vẫn chưa được hãng công khai giá bán.Lisa - “Búp bê sống” nhà CelineNăm 2020, Lisa chính thức được bổ nhiệm thành Đại sứ toàn cầu đầu tiên của hãng thời trang cao cấp Celine. Từ đó đến nay, em út BLACKPINK vẫn luôn được xem là “con cưng” của thương hiệu khi được nhận những đãi ngộ rất đặc biệt. Đáp lại tình cảm đó, “cỗ máy nhảy” nhà BLACKPINK cũng thường xuyên sử dụng các trang phục đến từ thương hiệu Pháp khi quay MV.Lisa không quên quảng bá cho thương hiệu mình đại diện - Celine. Ảnh: BLACKPINKĐại sứ của CELINE không chỉ mang nhãn hàng mình đại diện vào lời rap mà còn diện cả set quay với đôi boots da và chiếc mũ cá tính với logo Celine vô cùng nổi bật. Hai items này có giá lần lượt là 670 USD và 1.050 USD. Fan còn tinh ý phát hiện em út BLACKPINK đã đeo chiếc nhẫn được cách điệu cầu kỳ từ BVLGARI - cũng là một nhãn hàng do Lisa làm đại sứ thương hiệu. Bên cạnh đó, chiếc áo hockey màu đỏ đến từ nhà Neon Genesis Oddity được cắt xén sáng tạo, kết hợp cùng phần nội y táo bạo “nửa kín nửa hở” của GCDS - thương hiệu đường phố đến từ Ý đã khiến em út nhà BLACKPINK quyến rũ hơn bội phần. Ở concept khác, Lisa cũng gây ấn tượng mạnh với chiếc áo giáp khá “quái”, phối cùng chân váy xẻ bằng da nằm trong BST Ready-to-wear Thu-Đông 2022 của Courrèges.Trang phục cực quyến rũ của Lisa trong MV “Pink Venom”. Ảnh: BLACKPINKTrang phục của Lisa cũng bao gồm một chiếc bodysuit Mugler đã được biến tấu, với điểm nhấn là chiếc áo corset được sáng tạo thêm phần đuôi dài bằng lụa satin và cây trâm cài tóc, tất cả đều góp phần khắc họa hình ảnh nữ ca sĩ tựa như một vị tiên nữ trong truyện huyền huyễn. Nổi bật không kém là đôi boots platform màu hồng pastel nhưng không làm mất đi vẻ cá tính của cô nàng. Rosé - “Con cưng” của Saint LaurentKhông kém phần chị em, Rosé cũng được hai nhà mốt “lừng danh” Saint Laurent và Tiffany & Co. ưu ái chọn làm Đại sứ thương hiệu toàn cầu. Cô nàng không ít lần xuất hiện trong các chiến dịch quảng bá hay góp mặt tại các sự kiện lớn nhỏ cùng hai thương hiệu. Trong MV mới nhất, Rosé đeo chiếc vòng choker hình trái tim bằng vàng có in chìm biểu tượng đặc trưng của Saint Laurent, cùng chiếc vòng dây xích kèm charm do Tiffany & Co. thiết kế.Giọng ca chính nhà BLACKPINK cực thu hút ánh nhìn với outfit màu đen đầy “ma mị”. Ảnh: BLACKPINKMặc dù diện cùng thiết kế với chị cả của nhóm, thế nhưng, bộ đồ cut-out của Mugler dường như được thể hiện táo bạo và rõ nét hơn ở Rosé nhờ số lượng layer được cắt giảm đáng kể. Thêm vào đó, chiếc chân váy da của La Cage và đôi boots màu hồng “cực chiến” là những “gia vị” được thêm thắt tinh tế nhằm gia tăng độ kịch tính cho bộ trang phục. Đóa hồng nước Úc tiếp tục gây sốc “visual” với bộ bodysuit cúp ngực, kết hợp với chiếc mũ nồi được tạo điểm nhấn với ghim băng. Phong cách của Rosé mang đến cảm giác như một nữ thần chiến binh sắp lên đường “chinh chiến” nhưng không kém phần thanh lịch. Ngoài ra, Rosé diện corset trị giá hơn 490 USD. Thiết kế được phối cùng mẫu quần có giá 250 USD từ thương hiệu Skool.Tạo hình cá tính và nổi loạn nhưng không kém phần quyến rũ và thanh lịch của nữ thần tượng. Ảnh: BLACKPINKTạm kếtVới mức đầu tư khủng, cùng visual “cực đỉnh” và giai điệu “cực hút”, MV “Pink Venom” của BlackPink hiện đã thu hút hơn 145 triệu lượt xem cùng hơn 10 triệu lượt like trên Youtube và con số này chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Cùng đón chờ concept tiếp theo của bốn cô nàng BlackPink trong bài hát mới sắp tới nhé!Nguồn: Internet

KHÔNG PHẢI GUCCI, SAINT LAURENT MỚI LÀ “CÔNG THẦN” CỦA KERING NHỜ MỨC TĂNG TRƯỞNG XUẤT SẮC

KHÔNG PHẢI GUCCI, SAINT LAURENT MỚI LÀ “CÔNG THẦN” CỦA KERING NHỜ MỨC TĂNG TRƯỞNG XUẤT SẮC

Mới đây, tập đoàn xa xỉ phẩm khổng lồ của Pháp - Kering, chủ sở hữu của các thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu như Gucci, Yves Saint Laurent và Bottega Veneta, cho biết họ đã vượt kỳ vọng của các nhà phân tích khi tạo ra doanh thu tổng thể là 10,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm.Điều bất ngờ là động lực chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng của nhà Kering năm 2022 không phải là Gucci mà là Yves Saint Laurent - nhãn hàng ít tiếp xúc với thị trường Trung Quốc hơn so với những cái tên đình đám khác thuộc Kering. Được biết, nhãn hàng do Giám đốc sáng tạo Anthony Vaccarello “dụng công vun đắp” đã chứng kiến doanh thu toàn cầu tăng 34% lên 1,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.Mức tăng trưởng ấn tượng trong hai quý đầu năm 2022 từ Saint Laurent - tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái vừa được tập đoàn Kering ghi nhận. Ảnh: Saint LaurentTrong khi đó, Gucci - nhà mốt thường xuyên giữ ngôi vị hàng đầu của tập đoàn Kering về tốc độ tăng trưởng lại cho thấy doanh số không mấy khả quan trong nửa đầu năm 2022. Cụ thể, thương hiệu với logo chữ G kép lớn chỉ tăng 8% trong nửa đầu năm nay, mặc dù cách đây không lâu hãng vừa chinh phục vị trí cao nhất của bảng xếp hạng các thương hiệu được tìm kiếm và đề cập nhiều nhất theo số liệu của Lyst, đồng thời phá vỡ chuỗi chiến thắng kéo dài tưởng chừng như “bất bại” của Balenciaga.Vì sao doanh thu của Gucci tăng trưởng chậm?Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm, thậm chí “chững lại” của nhà mốt Ý đến từ lưu lượng cửa hàng thấp và các vấn đề hậu cần. Theo Jean-Marc Duplaix - Giám đốc điều hành của Kering, đây được xem là “lực cản rõ ràng” mà hãng phải đối mặt tại thị trường Trung Quốc, trong khi thương hiệu Pháp Saint Laurent được hưởng lợi nhờ thị trường châu Âu và khách du lịch Mỹ.Được biết, chính sách “zero Covid” tại Trung Quốc đại lục, thị trường hàng xa xỉ lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh không mấy khả quan của Gucci tại đất nước này. Không riêng nhà mốt Ý, nhiều thương hiệu lớn thuộc tập đoàn LVMH như Louis Vuitton hay Dior cũng cho thấy các phản ứng tương tự. Có thể thấy, hiệu suất kinh doanh tại thị trường Hoa lục đã kéo toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đi xuống, trong khi đó, thị trường châu Âu và người tiêu dùng Mỹ lại là nơi chứng kiến ​​sự phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2022.Doanh số nửa đầu năm 2022 của Gucci không mấy khả quan vì chính sách đóng cửa tại Trung Quốc. Ảnh: GucciTuy nhiên, theo báo cáo tài chính mới đây của LVMH, bất chấp đại dịch bùng phát tại thị trường Trung Quốc và tình trạng lạm phát cao trên toàn cầu, doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của tập đoàn này đã tăng lên 21% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức 36,7 tỷ euro (tương đương 37,8 tỷ USD) nhờ các hoạt động kinh doanh đa dạng và hiệu quả.Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Gucci đôi lúc còn cho thấy dấu hiệu “chững lại” vì phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, bên cạnh việc nhãn hàng này thường tiếp xúc với thị trường Trung Quốc nhiều hơn so với một số đối thủ cạnh tranh. Do đó, Gucci nhìn chung phải đối mặt với nhiều thiệt hại hơn các thương hiệu khác tại LVMH. Saint Laurent - “Công thần” mới của của tập đoàn KeringTrái ngược với Gucci, Saint Laurent lại cho thấy phong độ cực kỳ ổn định với kết quả hoạt động ấn tượng trong 6 tháng đầu năm vừa được nhấn mạnh tại buổi công bố kết quả hàng quý gần đây. Theo đó, nhãn hiệu đến từ Pháp đã trở thành “công thần” của tập đoàn xa xỉ phẩm Kering khi doanh số bán hàng tổng hợp của Saint Laurent đã tăng đến 34% trong hai quý đầu tiên của năm 2022.Giám đốc sáng tạo Anthony Vaccarello và Giám đốc điều hành Francesca Bellettini của Saint Laurent. Ảnh: Saint LaurentPhải thừa nhận rằng, Anthony Vaccarello với cương vị Giám đốc sáng tạo và Francesca Bellettini làm Giám đốc điều hành cho sáng kiến liên kết địa phương mạnh mẽ là một trong những “tài sản” giá trị nhất của Saint Laurent. Giám đốc điều hành của Kering, Jean-Marc Duplaix cho biết, Saint Laurent đã có doanh thu ấn tượng nhờ sự gia tăng ngoạn mục tại thị trường phương Tây, nơi nhu cầu của khách hàng địa phương đối với một số sản phẩm mang tính biểu tượng đang ngày càng tăng cao.Duplaix nhấn mạnh doanh số bán hàng của Saint Laurent đã tăng lên rõ rệt ở mức cao hai con số tại Bắc Mỹ và Tây Âu, nhưng cũng có mức tăng đáng kể ở Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản. Tất cả các danh mục sản phẩm của hãng đang tăng lên và doanh số bán hàng may sẵn nói riêng đã cho thấy một động lực lớn trong thời gian qua. Đồng thời, sự tăng trưởng cũng cân bằng giữa việc mở rộng diện tích bán lẻ, thúc đẩy lưu lượng truy cập vào cửa hàng và tăng giá. Bên cạnh đó, nhãn hiệu Pháp cũng đã giới thiệu các mặt hàng may sẵn mới với mức giá phù hợp, đồng thời tăng giá bán trung bình cho phân khúc túi xách và có ý định chiến lược giới thiệu các sản phẩm trên toàn bộ phạm vi giá cả.Hiệu suất của Saint Laurent vượt xa Gucci và trở thành thương hiệu giữ ngôi vị hàng đầu của Kering về tốc độ tăng trưởng. Ảnh: Saint LaurentSaint Laurent hiện đang trực tiếp điều hành 268 cửa hàng monobrand trên toàn thế giới. Thương hiệu đã lên kế hoạch mở các cửa hàng mới và nhượng quyền với tỷ lệ 20% đến 30% mỗi năm, nhưng sẽ giảm bớt một chút vào năm 2022, thay vào đó tập trung vào việc nâng cao phạm vi sản phẩm của mình. Được biết, trong quý I năm 2021, doanh số bán hàng của Saint Laurent đã cao hơn mức trước Covid và vào cuối quý I năm 2022, hãng này đã công bố doanh thu tăng không dưới 240 triệu euro so với quý I năm 2019.Tạm kếtBất chấp chính sách “zero Covid”, Kering vẫn đặt kế hoạch và kỳ vọng rất lớn cho Gucci tại thị trường Trung Quốc, cùng với chiến lược nâng tầm thương hiệu này tại thị trường tỷ dân sau khi các nhà phân tích của Jefferies (công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ) dự đoán doanh thu từ việc bán các mặt hàng xa xỉ tại Trung Quốc sẽ giảm 15% trong nửa đầu năm, nhưng sau đó sẽ tăng khoảng 11% vào nửa cuối năm 2022.Hiện tại, Kering cũng như các nhà đầu tư khác đang theo dõi sát sao Trung Quốc, dự kiến sẽ trở thành thị trường lớn nhất trong lĩnh vực xa xỉ vào năm 2025, nhằm đánh giá đúng nhất mức độ ảnh hưởng của các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nghiêm ngặt kể từ tháng 3/2022 đối với nhu cầu thời trang và phụ kiện cao cấp.Nguồn: Vogue Business

HẸN HÒ TRONG METAVERSE - XU HƯỚNG NỞ RỘ GIỮA KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ

HẸN HÒ TRONG METAVERSE - XU HƯỚNG NỞ RỘ GIỮA KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ

Đó là buổi hẹn hò đầu tiên vô cùng hoàn hảo! Đôi uyên ương bắt đầu đi tới công viên giải trí nằm phía bên trong dãy núi cao, cùng chơi trò tàu lượn siêu tốc rực rỡ sắc màu, sau đó tham gia vào trò chơi mini golf rồi cùng thưởng thức hộp bỏng ngô nóng hổi tại rạp chiếu phim vào buổi tối. Đây chính là cách mà Samantha M., cô gái 26 tuổi đến từ Washington D.C, gặp gỡ bạn trai Cayden hiện đang sinh sống tại tiểu bang Utah.Cứ thế, đôi bạn trẻ ấy đã kết duyên với nhau thông qua Nevermet - ứng dụng hẹn hò giúp những người độc thân tìm kiếm nửa kia trong thế giới “thực tế ảo”. Sau buổi hẹn hò đầu tiên vào tháng 3/2022, cả hai đã dành ra ít nhất một ngày trong tuần để gặp gỡ nhau thông qua nền tảng thế giới ảo trực tuyến VRChat. Mặc dù chưa gặp được nhau ngoài đời thực, nhưng hai người vẫn tương tác thường xuyên ngoài metaverse, phần lớn qua nhắn tin, gọi điện hay video chat trên Discord.Samantha M. chia sẻ, “Đó là cách tốt nhất giúp bạn có thể ở bên cạnh người nào đó mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp, qua đó, mang đến cho bạn cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu nhiều hơn về nội tâm cũng như tính cách của người đó”.Metaverse mở ra cho người dùng nhiều cơ hội tìm kiếm nửa kia phù hợp với họ. Ảnh: InternetCơn sốt Metaverse dường như vẫn trên đà bùng nổ, đúng như tham vọng - xây dựng một thế giới ảo mô phỏng toàn bộ tương tác và hoạt động ngoài đời thực của đội ngũ phát triển. Một số chuyên gia dự đoán rằng công nghệ này sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, bao gồm làm việc, du lịch, vui chơi và đời sống tình cảm. Sau các tựa game online, các ứng dụng hẹn hò có thể sẽ trở thành đối tượng tiếp theo gia nhập vào thế giới của metaverse.Từ câu chuyện của Samantha, có thể thấy việc hẹn hò thông qua công nghệ thực tế ảo VR không còn thuộc về khái niệm “khoa học viễn tưởng” nữa khi ngày càng nhiều công ty như Nevermet, Meta, Microsoft hay Google đang tích cực phát triển những cách thức mới giúp mọi người kết nối với nhau trong metaverse. Xu hướng hẹn hò trong metaverse thú vị thế nào?Khác với việc bị giới hạn về hình ảnh trong các ứng dụng hẹn hò và gọi video truyền thống, Metaverse là hình thức mô phỏng cuộc sống thực tốt hơn. Do đó, việc hẹn hò VR sẽ chân thực và sống động hơn các ứng dụng truyền thống bởi người dùng có thể dễ dàng đánh giá đối phương thông qua ngôn ngữ hình thể và cách trò chuyện khi gặp nhau ở một địa điểm ảo, hay tham gia vào các hoạt động được chia sẻ và hình thành kết nối hữu hình hơn.Chuyên gia tư vấn Elyse Hines từng nhận xét, “Không gian VR có thể giúp mọi người gặp nhau ở Hawaii hoặc tại một quán cà phê nào đó ngay lập tức. Theo đó, metaverse mang lại cho họ nhiều cơ hội gặp gỡ và tương tác hàng ngày nhiều hơn”.Hines cho rằng, metaverse mang lại một số lợi ích nhất định cho cộng đồng thông qua việc kết nối dễ dàng hơn, bất kể họ sống ở đâu. Chẳng hạn, những người thuộc giới tính thứ ba có thể gặp gỡ nhau thông qua nền tảng này, ngay cả khi họ sống cách nhau nửa vòng trái đất, từ đó, họ sẽ có cơ hội tìm kiếm những người có chung niềm đam mê, sở thích hoặc tính cách với mình - mà trên thực tế không dễ dàng tìm thấy ngoài đời thực.Xu hướng hẹn hò trong metaverse giúp trải nghiệm hẹn hò trực tuyến trở nên chân thực và sinh động hơn. Ảnh: Internet Grace Lee, chuyên gia tâm lý và tư vấn hẹn hò, từng đề xuất sử dụng metaverse để giúp người dùng tăng khả năng thành công trong việc tìm kiếm tình yêu. Tuy nhiên, bà cho rằng sau khi xây dựng và phát triển sự kết nối trong VR, người dùng vẫn cần thêm sự gắn kết qua một cuộc điện thoại hoặc video. Tiến sĩ Holly Richmond, một chuyên gia về tình dục học, cũng có quan điểm tương tự: “Thật khó để đánh giá một mối quan hệ mà không gặp trực tiếp. Những ai mong muốn một mối quan hệ lâu dài, họ cần phải rời khỏi màn hình”.Grace cũng so sánh metaverse với show hẹn hò “Love is Blind” trên Netflix. Tại đây, người tham gia không nhìn thấy đối phương cho đến khi họ cam kết sẽ kết hôn với nhau. Điều này vô tình buộc người tham gia phải tập trung vào tính cách thay vì ngoại hình của mục tiêu. “Nếu bạn là một chàng trai cao 1,5 mét ngoài đời, bạn có thể gặp bất lợi. Nhưng trong metaverse, chiều cao không quan trọng” (Grace Lee).“Love Is Blind" vô cùng thành công khi đưa khán giả đến với từng trải nghiệm hẹn hò độc đáo nhưng cũng không kém phần thực tế. Ảnh: InternetHiện nay, một số ứng dụng hẹn hò trong metaverse đã bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý. Một trong những ứng dụng tiên phong cho trào lưu này là Mingout vừa ra đời cách đây không lâu tại Ấn Độ, đi kèm với khái niệm “hẹn hò ảo” hay “hẹn hò metaverse”. Mingout được đánh giá là một cuộc cách mạng về lĩnh vực này khi biến những cuộc gặp gỡ, giao lưu trở nên thú vị, dễ tiếp cận và hứa hẹn mang đến những trải nghiệm nhập vai đầy mới lạ. Ngoài ra còn có các ứng dụng nổi tiếng khác như Single Town của Hyperconnect - nền tảng cho phép người dùng có thể gặp gỡ nhau tại các nhà hàng và quán bar ảo, hay ứng dụng hẹn hò qua VR Nevermet cũng là nơi nhiều cặp đôi đến với nhau. Trong khi đó, nền tàng Planet Theta lại kết nối các cặp đôi thông qua tính năng Virtual Speed Dating với một phút trò chuyện với nhau. Được biết, nền tảng này đang trong giai đoạn beta và sẽ được triển khai vào tháng 11/2022.Hẹn hò trong metaverse có thực sự an toàn?Mặc dù mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm chân thực và thú vị, metaverse hiện vẫn được xem là môi trường đầy rẫy những “kẻ săn mồi” như lừa đảo, bắt nạt hay quấy rối. Gần đây, một người phụ nữ có tên là Nina Patel đã bị xúc phạm nghiêm trọng trong nền tảng Horizon Worlds của Meta, điều này đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu an ninh trong thế giới kỹ thuật số.Patel kể lại, “Chỉ trong vòng một phút khi tham gia, tôi bị quấy rối bằng những lời nói nhạy cảm. Có ba hay bốn avatar nam gì đó liên tục áp sát tôi và buông lời trêu ghẹo. Tôi đã cố chạy trốn nhưng không thể và cuối cùng phải thoát ra khỏi nền tảng”.Hình ảnh nền tảng Horizon của Meta. Ảnh: EngadgetKhi phân tích về vấn đề an ninh trong nền tảng Horizon Worlds, Patel - đồng sáng lập nền tảng giáo dục dành cho trẻ em Kabuni, nhận định rằng, mặc dù các avatar trong Horizon Worlds không có chân, nhưng vẫn được thiết kế để “mang lại cảm giác thực cho tâm trí và cơ thể” nên rất dễ khiến người khác “phản ứng về tâm sinh lý”.Trước những vụ việc như trên, chuyên gia tư vấn Elyse Hines tin rằng các nền tảng hẹn hò metaverse cần tạo ra bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo an toàn cho người tham gia. Bà chia sẻ, “Tôi rất hoang mang về những thứ có thể xảy ra trong không gian này. Các công ty phụ trách nền tảng cần chịu trách nhiệm và điều chỉnh hợp lý”.Tạm kếtQuay lại câu chuyện của Cayden và Samantha, cả hai đều tin rằng một số người sẽ gặp khó khăn để có được các buổi hẹn hò nghiêm túc trong metaverse, tuy nhiên đó sẽ chỉ là thiểu số. Cam Mullen, Giám đốc điều hành của Nevermet cho biết, tính tới nay nền tảng Nevermet đã “se duyên” cho hơn 200.000 mối quan hệ mới. Samantha cũng chia sẻ, “Sau cùng, bạn ngồi một mình trong phòng và trông rất ngớ ngẩn. Tuy nhiên, ở thế giới trong kính VR, bạn đang ở bên cạnh người mình yêu - một điều thực sự tuyệt vời”.Từ chia sẻ của cặp đôi trên, phải thừa nhận rằng metaverse đã và đang mang lại cho người dùng trên khắp thế giới nhiều trải nghiệm vô cùng sống động và và chân thực hơn bao giờ hết, qua việc kết hợp với nhiều công nghệ khác nhau như thực tế ảo (VR) hay thực tế tăng cường (AR).Bỏ qua những lo ngại, nhiều chuyên gia tin rằng metaverse sẽ mang đến cho ngành công nghiệp hẹn hò nhiều trải nghiệm thú vị và giúp mọi người dễ dàng kết nối với nhau hơn. Zach Schleien, người đứng sau thành công của ứng dụng hẹn hò Filteroff nổi tiếng, cho biết, “Khi metaverse tiếp tục phát triển, đến một lúc nào đó, ranh giới giữa hẹn hò trực tiếp và hẹn hò qua video sẽ bị lu mờ. Tôi xem điều đó là tích cực”.Nguồn: Forbes

CHANEL LẠI TĂNG GIÁ TÚI XÁCH -  VÌ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HAY ĐỂ CẠNH TRANH VỚI HERMÈS?

CHANEL LẠI TĂNG GIÁ TÚI XÁCH -  VÌ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HAY ĐỂ CẠNH TRANH VỚI HERMÈS?

Vài tháng qua, lạm phát gia tăng tại một số quốc gia phát triển thuộc châu Âu đã vô tình gây áp lực lên địa hạt thời trang xa xỉ, tuy nhiên, đối với người Mỹ, đây lại là cơ hội để đi du lịch khắp châu Âu và mua sắm thỏa thích.Trong bối cảnh đồng Euro chạm mức thấp nhất trong hai thập kỷ và gần bằng với đồng USD, bên cạnh đó là sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch quốc tế sau đại dịch Covid-19, nhiều du khách trên khắp thế giới, đặc biệt là người Mỹ, đã có quyết định cực kỳ khôn ngoan - lựa chọn châu Âu như một điểm đến nghỉ dưỡng vào mùa hè này, đồng thời mua sắm “thả ga” tại các cửa hàng thời trang cao cấp.Du khách hưởng lợi gì từ sự chênh lệch tỷ giá giữa đồng Euro và USD?Theo hãng tin WSJ, nhiều khách du lịch Mỹ đã “mạnh tay” chi tiền để sở hữu các mặt hàng xa xỉ, chẳng hạn như rượu vang đắt tiền hay thuê phòng nghỉ hạng sang ở châu Âu. Đặc biệt, việc du lịch đến châu Âu với sự chênh lệch lớn về tỷ giá giữa đồng Euro và USD, cũng như được hoàn thuế VAT đã giúp người Mỹ có cơ hội mua một chiếc túi xách xa xỉ mà họ đã “để mắt” từ lâu.Ví dụ, ở Mỹ, một chiếc túi Chanel Classic Flap được bán lẻ với giá 9.500 USD, cộng với thuế suất trung bình ở Florida là 7% sẽ dẫn đến giá bán đến tay khách hàng là khoảng 10.170 USD. Còn ở châu Âu, mẫu túi tương tự lại được bán với giá chưa tới 9.200 USD. Trong khi đó, khoản hoàn thuế VAT là 12% - dẫn tới việc giá bán lẻ túi chỉ còn khoảng 8.076 USD.Mẫu túi hiệu Chanel Classic Flap cỡ đại. Ảnh: ChanelBên cạnh đó, châu Âu luôn thu hút khách du lịch như một thiên đường mua sắm bậc nhất thế giới, đặc biệt là thời trang hàng hiệu. Theo đó, khi shopping tại đây, du khách có thể tận dụng quy trình hoàn thuế để tiết kiệm tiền. Cụ thể, trước khi mua sắm, du khách có thể kiểm tra xem cửa hàng của thương hiệu đó có cung cấp dịch vụ hoàn thuế hay không, sau đó, họ có thể hỏi mức mua sắm tối thiểu là bao nhiêu để đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này. Được biết, số tiền được hoàn thuế ở mỗi quốc gia là khác nhau. Để nhận được đơn xin hoàn thuế, khách du lịch cần trình hộ chiếu cho cửa hàng và các nhân viên sẽ hỗ trợ khách hàng điền đơn. Khi hoàn thành mọi thủ tục, cửa hàng có thể hoàn thuế trực tiếp ngay tại chỗ hoặc du khách cũng có thể thực hiện quy trình hoàn thuế tại sân bay.Nhiều du khách Mỹ chia sẻ, việc đồng Euro giảm mạnh khiến họ có cảm giác như đang mua sắm tại quê nhà và dễ dàng mở hầu bao hơn thường lệ. Các nhà phân tích từ Ngân hàng Thụy Sĩ - UBS nhận định, sự tăng giá của đồng USD cũng đã góp phần thúc đẩy việc mua sắm của khách du lịch tại châu Âu tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, du khách Mỹ đóng vai trò rất lớn vào sự gia tăng này.Giá túi Chanel ở châu Âu sẽ lại tăng bao nhiêu?Mới đây, trang Purse Blog tiết lộ Chanel sẽ tiếp tục là thương hiệu tiên phong trong cuộc chiến duy trì tính độc quyền xa xỉ và giá túi Chanel ở châu Âu sẽ lại tăng đến 10% bắt đầu từ ngày 10/8. Nhà mốt Pháp và các thương hiệu lớn khác đã lấy lý do rằng đây là một động thái nhằm cân bằng giá cả do sự chênh lệch ngày càng lớn về tỷ giá giữa đồng Euro và USD, cũng như không muốn các khách hàng ở Mỹ phàn nàn vì sự chênh lệch quá lớn này.Chanel tiếp tục tăng giá túi xách vào tháng 8 năm 2022. Ảnh: ChanelTheo đó, đây là đợt tăng giá túi xách lần thứ 5 đến từ thương hiệu xa xỉ bậc nhất “kinh đô thời trang” Paris trong vòng 2 năm qua. Việc tăng giá này đã bắt đầu từ tháng 1 năm ngoái, khi đó, giá của một chiếc túi Medium Classic Flap rơi vào khoảng 6.836 USD, nửa năm sau đó, giá bán của mẫu túi hiệu này đã tăng vọt lên tới 7.734 USD. Đến tháng 6 năm nay, chiếc túi đã tăng giá đến hơn 8.759 USD - gần bằng với giá của mẫu túi Hermès Birkin huyền thoại. Hồi tháng 3 năm nay, Chanel cũng đã điều chỉnh giá bán của bốn mẫu túi xách và bộ sưu tập quần áo ready-to-wear Xuân - Hè bằng việc tăng thêm 6% ở châu Âu, trong khi các sản phẩm tại Mỹ vẫn giữ nguyên giá.Mẫu túi xách Hermès Birkin trứ danh của nhà mốt Hermès. Ảnh: HermèsTuy nhiên, nhiều người lại tin rằng, sự tăng giá này nhằm mục đích giúp các sản phẩm của Chanel trở nên độc quyền hơn, đồng thời nâng giá trị thương hiệu lên ngang bằng với những nhà mốt “thượng cấp” như Hermès, thay vì “ngồi chung mâm” với Dior hay Versace. Vậy nhưng, Bruno Pavlovsky, Chủ tịch mảng thời trang của thương hiệu Chanel, lại phủ nhận thông tin Chanel đang đẩy giá túi xách của mình lên cao để tương xứng với mẫu túi Birkin của đối thủ Hermès và cho rằng việc tăng giá ở một số khu vực một phần do chi phí sản xuất tăng và một phần là do mục tiêu “bình ổn giá”.Ông chia sẻ: “Chúng tôi đang cạnh tranh với Hermès, nhưng không cạnh tranh với bất cứ chiếc túi xách cụ thể nào. Những chiếc túi của Hermès rất tuyệt và chúng hoàn toàn khác với những chiếc túi của Chanel. Sự khác biệt đó đến từ cấu tạo, vật liệu và cả phong cách. Do đó, Chanel không tăng giá vì lợi ích của thương hiệu hay vì cuộc đua với các đối thủ”.Hiện tại, Pháp đang là quốc gia châu Âu hưởng lợi nhiều nhất từ việc chi tiêu của khách du lịch. Có thể thấy, lượng khách du lịch Mỹ đến Đại lộ Montaigne của Paris đang ngày càng tăng và tấp nập mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp như Chanel, Louis Vuitton, Dior và Gucci.Theo các nhà phân tích tại UBS, doanh số bán hàng cho du khách ở Pháp vào tháng 6 vừa qua đã tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhiều nguồn thạo tin khác lại cho biết, sau Chanel, các nhãn hàng xa xỉ khác cũng sẽ dần điều chỉnh giá bán để đối phó với lạm phát và biến động tiền tệ. Vào lúc đó, sức mua của du khách có thể sẽ hạ nhiệt khi sự phấn khích vì tỷ giá qua đi.Nguồn: PurseblogTúi Chanel ở châu Âu sẽ tăng lại bao nhiêu?

DIOR LẠI BỊ CHỈ TRÍCH - RANH GIỚI MONG MANH GIỮA “LẤY CẢM HỨNG” VÀ “ĐẠO NHÁI”

DIOR LẠI BỊ CHỈ TRÍCH - RANH GIỚI MONG MANH GIỮA “LẤY CẢM HỨNG” VÀ “ĐẠO NHÁI”

Cách đây không lâu, Dior từng bị hàng trăm nghìn người Trung Quốc phản đối vì cho rằng thương hiệu không tôn trọng văn hóa của họ khi “đạo nhái” mẫu váy cưỡi ngựa truyền thống của nước này. Vụ việc chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt thì mới đây, nhà mốt Pháp tiếp tục bị người dân Trung Quốc tố cáo vì sao chép phong cách hội họa của đất nước tỷ dân để đưa lên mẫu váy mới.Dior bị tố đạo nhái “váy Mã Diện”Được biết đến là một cường quốc với lòng tự tôn dân tộc cực kỳ cao, Trung Quốc đã có vô số cuộc tẩy chay dành cho những thương hiệu nào chưa tìm hiểu kỹ về văn hóa, thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng trước khi ra mắt những sản phẩm hay thực hiện các chiến dịch quảng bá không phù hợp.Trong đó, hãng thời trang xa xỉ Dior hiện đang là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong giới thời trang những ngày vừa qua do rất nhiều người dân Trung Quốc cáo buộc nhãn hiệu này sao chép “váy Mã Diện” - Hán phục có từ thời Tống và thịnh hành thời Minh, Thanh trong Bộ sưu tập Thu 2022 mà không nói rõ nguồn cảm hứng. Mẫu váy nằm trong Bộ sưu tập Mùa Thu 2022 của Dior (trái) và “váy mã diện” truyền thống của Trung Quốc (phải). Ảnh: InternetĐược biết, thương hiệu Pháp chỉ miêu tả trên phần giới thiệu về mẫu váy là “chiếc váy midi mang dáng vẻ cổ điển của Dior, được tái hiện lại với nét thanh lịch và hiện đại”. Trong khi đó, xét về cấu trúc, sản phẩm trị giá 29.000 nhân dân tệ này lại có khá nhiều điểm tương đồng với mẫu váy cưỡi ngựa truyền thống của Trung Hoa, chẳng hạn như có đường xẻ cao ở mặt trước và mặt sau, nếp gấp ở hai bên cũng như thiết kế ở eo. Đó đều là những yếu tố điển hình của “váy Mã Diện”, tuy nhiên, Dior vẫn khẳng định đó lại là thiết kế ban đầu của hãng.Ngay sau đó, từ khóa “Dior đạo nhái váy Mã Diện” đã lọt top chủ đề bình luận nhiều nhất trên Weibo với hàng chục nghìn ý kiến chỉ trích nhà mốt “ngạo mạn”, thậm chí còn kêu gọi cơ quan chức năng vào cuộc. Đặc biệt, sau vụ việc trên, đã có khoảng một trăm lưu học sinh nước này tại Paris và nhóm người Hoa ở Canada đã biểu tình trước cửa hàng thương hiệu và hô bằng tiếng Pháp, Anh và tiếng Trung các câu như “Hãy tôn trọng văn hóa của chúng tôi” hay “Ngừng chiếm dụng văn hóa”.Các lưu học sinh Trung Quốc tại Paris biểu tình trước cửa hàng của Dior để phản đối việc “Dior đạo nhái váy Mã Diện”. Ảnh: InternetSau đó, một nhóm người Hoa mặc váy Mã Diện đã xuống phố ở Canada để tổ chức các buổi diễn thuyết về Hán phục và kêu gọi phản đối Dior “đạo nhái váy truyền thống Trung Quốc”. Ngoài ra, cư dân mạng Trung Quốc cũng tràn vào các trang mạng xã hội của hãng để bày tỏ thái độ bức xúc, đồng thời yêu cầu thương hiệu phải lên tiếng xin lỗi. Thế nhưng, theo China Daily, “Sau nửa tháng xảy ra sự việc, Dior chỉ giữ im lặng và không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào”.Trước tình hình đó, nhà mốt Pháp đã buộc phải gỡ sản phẩm và thu hồi toàn bộ mặt hàng này tại thị trường Trung hoa. Tuy nhiên, mẫu váy vẫn được bày bán ở các nước khác và có thể mua online thông qua trang bán hàng của thương hiệu.Dior tiếp tục bị chỉ tríchCáo buộc ăn cắp thiết kế của mẫu váy cưỡi ngựa truyền thống chưa được giải quyết thì những ồn ào mới lại ập đến - Dior tiếp tục đối mặt với cáo buộc chiếm dụng văn hoá khi sử dụng một loại hoạ tiết tương tự như tranh truyền thống của Trung Quốc trong Bộ sưu tập Thu Đông 2022 - “Jardin d’Hiver” (Khu vườn mùa đông) từng được giới thiệu vào hồi tháng 3 và bắt đầu mở bán gần đây. Được biết, bộ sưu tập được nhà mốt Pháp mô tả trên trang web là những bộ trang phục thể hiện sự thơ mộng và kỳ lạ từ những bức tranh treo tường của Christian Dior.Ngay sau đó, rất nhiều người Trung Quốc đã đăng trên các trang mạng xã hội chiếc áo len nằm trong bộ sưu tập “Jardin d'Hiver” của Dior mang họa tiết bức tranh hoa cỏ và chim muông với cáo buộc thương hiệu đã “chiếm đoạt văn hóa” của nước này. Thậm chí, Dior còn đưa các họa tiết tương tự vào một số mẫu váy và áo khoác khác vào c bộ sưu tập mới nhất của hãng. Đến nay, các hashtag có liên quan đến chủ đề Dior chiếm đoạt văn hóa đã đạt 35 triệu lượt xem trên Weibo kể từ khi nhiều người lên tiếng trên mạng xã hội vào chiều 2/8.Những họa tiết có trên các thiết kế của “Jardin d'Hiver” được cho là giống với tranh cổ Trung Quốc. Ảnh: InternetĐây là lần thứ hai chỉ trong vòng một tháng, nhà mốt di sản đến từ Pháp bị người dân Trung Quốc cáo buộc chiếm dụng văn hóa. Theo Jing Daily, hai vụ cáo buộc liên tục đã và đang làm xấu đi hình ảnh của Dior tại quốc gia này cũng như ảnh hưởng đến danh tiếng của hãng trên trường quốc tế.Tuy nhiên, một bộ phận người dân nước này lại nhận định cả hai trường hợp trên đều không phải là hiện tượng “ăn cắp” mà chỉ là “được truyền cảm hứng” từ yếu tố giao lưu văn hóa. Họ xem đây là bài học nên rút kinh nghiệm để đầu tư, quảng bá văn hóa trong tương lai không chỉ cho Dior mà cả những thương hiệu thời trang khác. Đồng thời vấn đề này còn là một bài học mà người Trung Quốc nên rút kinh nghiệm để trong tương lai sẽ đầu tư hơn nhiều cho việc quảng bá văn hóa của chính mình. Tờ báo People's Daily cũng cho rằng, nhân dịp này, các chuyên gia bản quyền nên tiến hành thảo luận để làm rõ ranh giới giữa “đạo nhái” và “lấy cảm hứng”.Một số thiết kế khác thuộc Bộ sưu tập Thu Đông 2022 - “Jardin d’Hiver” của Dior. Ảnh: DiorTrước đó, vào hồi tháng 11/2021, Dior cũng từng hứng chịu chỉ trích tại thị trường Trung Quốc khi đăng tải bức ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Mạn bị cáo buộc bôi nhọ hình ảnh phụ nữ nước này. Bức ảnh được trưng bày tại triển lãm thời trang Dior khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật Tây Bến Thượng Hải với người mẫu mắt một mí và làn da ngăm đen mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc và cầm túi Dior.Bức ảnh của Dior bị cáo buộc miệt thị hình ảnh phụ nữ Trung Quốc. Ảnh: DiorTuy nhiên, nhà mốt Pháp sau đó đã lên tiếng phủ nhận và khẳng định, “Đây chỉ là một bức ảnh nằm trong dự án nghệ thuật. Thương hiệu sẽ tiếp tục tôn trọng tình cảm của người dân Trung Quốc, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và hợp tác với các cơ quan liên quan để xem xét nghiêm ngặt tất cả các tác phẩm sẽ được trưng bày trước công chúng”.Dior “lấy lòng” thị trường Trung Quốc quá đà?Phải thừa nhận rằng Trung Quốc là một thị trường “béo bở” đối với các nhãn hàng xa xỉ trên khắp thế giới. Theo thống kê từ Business Of Fashion, bất chấp đại dịch Covid-19, doanh thu của thị trường hàng xa xỉ tại Trung Quốc vẫn đạt con số khổng lồ là 43,5 tỷ USD vào năm 2021. Bởi vậy, việc các thương hiệu thời trang như Dior không ngại áp dụng các thử nghiệm mới tại thị trường này, thậm chí đi đầu trong lĩnh vực nội địa hóa không còn là điều mới lạ.Vào năm 2015, Dior đã trở thành thương hiệu cao cấp đầu tiên quảng cáo sản phẩm thông qua tính năng Wechat Moments. Đến năm 2018, hãng tiếp tục mở buổi phát trực tiếp sang trọng đầu tiên trên nền tảng Wechat và là thương hiệu xa xỉ đầu tiên quảng cáo dòng túi xách trên ứng dụng này, đồng thời chủ động thử nghiệm Douyin nhằm thu hút nhóm khách hàng trẻ tuổi tiềm năng tại đất nước tỷ dân.Vậy nhưng, con đường “nội địa hóa thương hiệu” chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các thương hiệu thời trang nổi tiếng. Chỉ với một sơ suất nhỏ, việc đưa các chi tiết biểu tượng của văn hóa Á đông vào thiết kế nhằm “lấy lòng” người tiêu dùng châu Á cũng có thể gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng cư dân mạng trẻ tuổi vốn nhạy cảm với hành vi giả mạo địa lý và văn hóa đang có xu hướng gia tăng tại các thương hiệu đến từ trời Tây.Dior là một trong những thương hiệu gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng cư dân mạng trẻ tuổi Trung hoa. Ảnh: InternetCó thể thấy, việc chiếm đoạt văn hóa dường như là một trong những đề tài “nóng hổi” thường gây xôn xao trong dư luận. Người hâm mộ có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo từ văn hóa và nghệ thuật thông qua các tạo tác thời trang của các nhà mốt danh tiếng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc “lấy cảm hứng” và “chiếm đoạt” văn hóa là vô cùng mong manh. Trong khi đó, dưới sức ép của dòng chảy mạng xã hội, nhiều nhãn hàng lại tự đặt mình vào thế “khó” khi chạy theo xu hướng mà bỏ quên các vấn đề nhạy cảm về văn hóa.Do đó, với các thương hiệu đang muốn hướng tới mục tiêu nội địa hóa tại Trung quốc nói riêng và châu Á nói chung cần thận trọng trong việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng trước khi đưa bản sắc văn hóa của quốc gia đó vào các thiết kế của mình, nếu không muốn trở thành tâm điểm của những cáo buộc liên quan đến “chiếm đoạt văn hóa”.Nguồn: Internet

HERMES BỎ QUA THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP VÌ LO SỢ MẤT DẦN VỊ THẾ ĐỘC TÔN VÀ TÍNH HẤP DẪN?

HERMES BỎ QUA THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP VÌ LO SỢ MẤT DẦN VỊ THẾ ĐỘC TÔN VÀ TÍNH HẤP DẪN?

Hermès vốn nổi tiếng với các phụ kiện làm bằng da, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến dòng túi xách Birkin trị giá lên đến hơn 10.000 USD nhưng luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Điều đáng nói là mẫu túi này trên thị trường bán lại còn đắt giá hơn cả các sản phẩm đang được bán lẻ tại cửa hàng. Tuy nhiên, thay vì tích cực đầu tư vào các hoạt động resale như nhiều nhãn hàng cao cấp khác nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng trẻ tuổi tiềm năng thuộc thế hệ Millennials và Gen Z vốn quan tâm đến vấn đề bền vững, nhà mốt di sản Pháp lại lựa chọn đứng ngoài xu hướng và từ chối gia nhập thị trường đồ cũ xa xỉ, thậm chí xem thị trường thứ cấp là “mối đe dọa” đối với chất lượng và tính độc quyền của thương hiệu.Thị trường thứ cấp “nở rộ”Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang trên khắp thế giới phải đối mặt với muôn vàn thách thức, nhưng đồng thời cũng là cánh cửa mở ra nhiều xu thế mới cho ngành công nghiệp “tỷ đô” này. Một trong những xu hướng tiêu biểu nhất trong vài năm qua chính là sự xuất hiện của nhiều mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng trên các nền tảng trực tuyến, cùng với đó là sự kỳ thị giảm dần đã khiến thị trường thứ cấp trở nên sôi động hơn bao giờ hết.Nhiều nhãn hàng xa xỉ đầu tư vào các hoạt động bán lại. Ảnh: InternetHãng tư vấn BCG ước tính rằng, thị trường hàng xa xỉ cũ có tổng giá trị khoảng 30 - 40 tỷ USD trên toàn cầu. Mặc dù con số này vẫn hết sức khiêm tốn so với thị trường 300 tỷ USD của hàng xa xỉ truyền thống nhưng tốc độ tăng trưởng lại nhanh hơn hẳn. Trong 5 năm tới, BCG dự đoán thị trường hàng hiệu cũ sẽ tăng trưởng khoảng từ 15 - 20% mỗi năm.Một trong những thương hiệu cao cấp hoạt động “năng nổ” nhất trên lĩnh vực này là Gucci - thông qua trang kinh doanh hàng xa xỉ đã qua sử dụng The RealReal. Được biết, chỉ sau 3 tuần kể từ khi nhà mốt Ý chính thức bước chân vào thị trường thứ cấp, trang bán hàng này đã có tới hàng nghìn sản phẩm cũ Gucci được đăng bán từ người tiêu dùng. Các mặt hàng đầy đủ từ quần áo, túi xách đến đồ trang sức cho cả nam, nữ và trẻ em.Gucci là thương hiệu bán chạy nhất thị trường resale năm 2021. Ảnh: GucciCái bắt tay giữa Gucci và The RealReal được xem là “cú chuyển mình” mạnh mẽ trong làng thời trang xa xỉ bởi đây là nhãn hiệu cao cấp đầu tiên chính thức chấp nhận bán những món đồ cũ bất chấp việc bảo vệ tính độc quyền của sản phẩm. Bên cạnh đó, việc các thương hiệu gia nhập thị trường bán lại cũng một phần giải quyết các bài toán về hàng tồn kho và phát triển bền vững, đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi nhiều khách hàng trẻ tuổi đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống.Tuy nhiên, khác với tập đoàn đối thủ Kering đang tích cực đầu tư vào đại lý bán lẻ Vestiaire Collective và cho phép bán một số nhãn hàng của mình trên thị trường đồ cũ, Hermès lại cho rằng các hoạt động resale này có thể mang lại nhiều thách thức và rủi ro cho thương hiệu vì những lý do chính dưới đây.Sản phẩm bị “đội giá” và tăng nguy cơ hàng giảSau khi báo cáo về kết quả kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm 2022, Axel Dumas - Giám đốc điều hành của Hermès nhận định, việc kinh doanh các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến khách hàng quen thuộc hay đến mua sắm tại cửa hàng, đồng thời thúc đẩy sự tăng giá và tăng nguy cơ hàng giả, hàng nhái trên toàn cầu.Được biết, nhiều thị trường hàng giả đã bị triệt phá trên thế giới, tuy nhiên, vấn đề này hiện đang còn là mối đe dọa lớn đối với nhiều thương hiệu xa xỉ, không chỉ trên thị trường thương mại điện tử. Mặc dù nhiều “ông lớn” hàng hiệu như Louis Vuitton hay Prada luôn có chính sách không khoan nhượng dành cho hàng giả, song các công nghệ tiên tiến như dịch vụ xác thực nguồn gốc hàng hóa dựa trên nền tảng blockchain (Aura Blockchain Consortium) vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.Công nghệ xác thực nguồn gốc hàng hóa dựa trên nền tảng blockchain - Aura Blockchain Consortium. Ảnh: LVMHKết quả là, nhiều nhãn hàng đã phải đánh cược giá trị thương hiệu của họ khi ngày càng có nhiều sản phẩm được bán thông qua các sàn thương mại điện tử và người bán lại. Trước tình trạng này, các nhà lãnh đạo Hermès tin rằng các hoạt động resale như vậy có thể dẫn đến nguy cơ các món đồ xa xỉ bị “đội giá” cao hơn cả các sản phẩm đang được bán lẻ tại cửa hàng. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến niềm tin của các khách hàng thường xuyên ghé các cửa hàng của thương hiệu. Do đó, việc tạo dựng và duy trì lòng tin của người tiêu dùng sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều trong tương lai.Sợ đánh mất vị trí độc tôn và tính hấp dẫnHermes nổi tiếng trong ngành về việc quản lý sản xuất và dự trữ, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì sự độc quyền của hãng. Phải thừa nhận rằng, nhà mốt di sản Pháp đã thực sự thành công khi định vị thương hiệu ở đỉnh cao của sự xa xỉ tuyệt đối và tạo ra một lượng người hâm mộ cuồng nhiệt luôn tò mò và khao khát sở hữu sản phẩm của mình. Câu chuyện túi xách Birkin là một trong số đó. Mẫu túi huyền thoại này đã được làng thời trang thế giới mệnh danh là “phụ kiện hiếm có nhất” từ trước đến nay, ngay cả những người phụ nữ giàu có nhất muốn sở hữu tác phẩm này cũng cần phải chờ đợi từ hai đến ba năm. Thậm chí, tin đồn về danh sách chờ của dòng túi Birkin cũng từng được chứng minh là hoàn toàn có thật. Mẫu túi xách huyền thoại Hermes Birkin trị giá hơn 10.000 USD. Ảnh: HermesCó thể nói, với Hermes, tính độc quyền chính là mấu chốt mang lại vị thế sang trọng cho một thương hiệu. Thêm vào đó, nhà mốt nước Pháp luôn có sự giới hạn đầu ra, do đó, nhu cầu dành cho các mặt hàng xa xỉ đến từ thương hiệu này luôn lớn hơn nguồn cung. Mặc dù tình trạng này đã diễn ra trong vòng nhiều năm, vậy nhưng, Giám đốc điều hành Axel Dumas vẫn khẳng định hãng sẽ không bao giờ đánh đổi chất lượng với số lượng.Hermes cũng giới hạn mức tăng trưởng của danh mục đồ da trong khoảng từ 6 - 7% mỗi năm và 5 xưởng sản xuất da mới ở Pháp sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm tới. Dumas nhấn mạnh, “Khi chế tác, chúng tôi chỉ nghĩ đến chất lượng. Nếu không thể đạt được điều đó, dù là về chất liệu hay kỹ thuật chế tác, thà không sản xuất gì thì hơn - kể cả khi quyết định này có thể dẫn đến tình trạng nút cổ chai”. Anh còn cho biết, đội ngũ nghệ nhân thường phải mất đến 15 tiếng đồng hồ để làm nên một chiếc túi Birkin. Thợ thủ công Hermes đang làm việc trong xưởng đồ da tại Montbron. Ảnh: AFPỞ một “diễn biến” khác, đối thủ lớn nhất của Hermes là “đế chế” hàng hiệu LVMH cũng khẳng định sẽ không có ý định tham gia vào thị trường đồ cũ, kể cả khi nhiều thương hiệu xa xỉ chấp nhận “dấn thân” vào thị trường bán lại để “chiều lòng” các khách hàng trẻ tiềm năng. Đồng thời, tập đoàn này còn nhấn mạnh sẽ nỗ lực cung cấp các dịch vụ bảo hành và bảo trì cho các sản phẩm của mình.Vẫn “sống tốt” mặc thị trường resale bùng nổTheo Fashion Network, doanh số quý II của Hermes tăng 27%, doanh số 6 tháng đầu 2022 tăng 29%, trong khi đó, lợi nhuận ròng tăng 40% lên 1,63 tỷ USD tương đương 30% doanh thu. Hãng cũng cho biết, doanh số bán hàng quý II ở châu Á đã tăng đến 15% nhờ được thúc đẩy bởi mức độ hoạt động cao ở 4 quốc gia, bao gồm Singapore, Úc và Hàn Quốc. Doanh thu tại Nhật Bản cũng tăng 20% nhờ vào lượng khách hàng trung thành. Ở Mỹ, hoạt động bán hàng tăng 34% nhờ sự xuất hiện của các cửa hàng mới, riêng doanh thu ở Pháp đã tăng đến 41%. Ngoài ra, thời trang may sẵn và phụ kiện của thương hiệu Pháp cũng chứng kiến mức tăng trưởng 36% và mảng kinh doanh tơ lụa tăng 29%, trong khi nước hoa và mỹ phẩm tăng tới 23% nhờ việc phát hành các dòng sản phẩm mới. Đặc biệt, lĩnh vực đồng hồ của Hermes cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt trội lên đến 55%.Một sản phẩm nằm trong Bộ sưu tập Xuân hè 2022 của Hermes. Ảnh: HermesCó thể thấy, ngay cả khi các đối thủ khác như Gucci hay Chanel hiện đang “mải miết” đầu tư vào thị trường bán lại, nhà mốt di sản Hermes từ chối gia nhập “cuộc đua” mới nổi này nhưng vẫn chứng tỏ được vị thế độc tôn của thương hiệu trong làng thời trang xa xỉ thế giới, thông qua những con số “khủng” trong doanh thu toàn cầu những năm gần đây.Tạm kếtBất cứ một sản phẩm nào, dù nổi tiếng hay không, cũng sẽ đứng trước những thách thức bất ngờ của thời gian, thế nhưng, hầu hết các tạo tác “khai sinh” từ “ông vua” hàng hiệu Hermes vẫn luôn cho thấy sức hút khó cưỡng của mình nhờ vẻ đẹp thời thượng cùng chất lượng hoàn hảo đi đôi với giá thành “ngất ngưởng”. Chính vì vậy, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thứ cấp, nhà mốt Pháp dường như vẫn không đánh mất đi giá trị đích thực của một thương hiệu “độc tôn”.Nguồn: Internet

SIÊU PHẨM MỚI NHẤT CỦA ĐIỆP VIÊN 007: OMEGA SEAMASTER DIVER 300M 007 EDITION LÊN SÀN ĐẤU GIÁ

SIÊU PHẨM MỚI NHẤT CỦA ĐIỆP VIÊN 007: OMEGA SEAMASTER DIVER 300M 007 EDITION LÊN SÀN ĐẤU GIÁ

Chàng điệp viên hư cấu mang bí danh 007 James Bond không chỉ khuynh đảo màn ảnh rộng bằng những pha hành động đẹp mắt mà mỗi chiếc đồng hồ xuất hiện trên cổ tay anh luôn là thứ mà bất kỳ một người đàn ông nào cũng đều khát khao sở hữu.Mới đây, nhà đấu giá tên tuổi Christie’s vừa đưa ra thông báo chính thức về việc tổ chức phiên đấu giá “Sixty Years of James Bond: Live Auction”, với 25 món đồ từng xuất hiện trên màn bạc cùng nhân vật điệp viên huyền thoại James Bond. Được biết, toàn bộ số tiền thu về từ sàn đấu giá sẽ được quyên góp cho tổ chức từ thiện Time’s Up UK.Một trong những vật phẩm thu hút sự chú ý của người hâm mộ nhất trong số đó chính là chiếc đồng hồ Omega Seamaster Diver 300m 007 Edition từng được Daniel Craig đeo khi đóng phần phim “007: No Time To Die”, bên cạnh các món đồ khác như bộ lễ phục của Daniel Craig và một bản sao của chiếc xe cổ Aston Martin DB5. Bộ lễ phục của Daniel Craig trong phần phim “007: No Time To Die” và bản sao của chiếc xe cổ Aston Martin DB5. Ảnh: Daniel CraigĐược biết, phiên bản thương mại của do các đại lý Omega bán ra có mức giá chỉ 8.100 EUR cho bản lắp dây NATO kiểu Bond và 9.100 EUR cho bản dây lưới titan. Riêng chiếc Seamaster Diver 300m 007 Edition xuất hiện tại phiên đấu giá sắp tới được Christie’s ấn định mức giá khởi điểm khoảng từ 18.000 EUR đến 24.000 EUR.Dấu ấn cá nhân của Daniel Craig trên chiếc Seamaster Diver 300M 007 EditionThương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ đã gắn liền với các siêu phẩm điện ảnh về chàng điệp viên 007 đào hoa từ những ngày đầu tiên. Có thể nói, Omega đã biến những cỗ máy thời gian của mình thành biểu tượng của sự mạnh mẽ, kiên cường và chính nghĩa. Đó là lý do mẫu đồng hồ Seamaster Diver 300M 007 Edition còn được biết đến với một “bí danh” khác - Đồng hồ của James Bond.Chiếc đồng hồ Omega Seamaster Diver 300M 007 Edition đồng hành với James Bond trong bộ phim “No Time To Die”. Ảnh: OmegaViệc ra mắt Seamaster Diver 300M 007 Edition được lên kế hoạch trùng với thời điểm phát hành đoạn trailer đầu tiên cho bộ phim “No Time To Die” (2021). Với người hâm mộ James Bond, đây là bộ phim có ý nghĩa hơn bao giờ hết bởi nó đánh dấu lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng mà Daniel Craig tham gia với tư cách là điệp viên 007. Xuất hiện trên màn ảnh rộng, tuyệt tác cơ học này mới được thiết kế với nhu cầu quân sự và mang đậm dấu ấn thẩm mỹ của Craig cũng như các nhà sản xuất 007.Điều thú vị là Seamaster Diver 300M 007 Edition được thiết kế dựa trên mong muốn và ý tưởng của chính Daniel Craig. Theo Raynald Aeschlimann - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Omega, cho biết, “Anh ấy thích đồng hồ. Anh ấy cũng hiểu về đồng hồ vì thường xuyên đeo chúng và có những yêu cầu riêng”. Cũng theo ông, các yêu cầu đặc biệt đến từ Daniel Craig nằm ở độ sáng và vẻ ngoài cổ điển.Omega Seamaster Diver 300M 007 Edition được chế tạo để phục vụ cho các hoạt động quân sự và đáp ứng yêu cầu của diễn viên Daniel Craig. Ảnh: Omega Bên cạnh đó, Craig cũng góp ý nhiều về dây đeo dạng lưới Milanese, điều này vô tình phù hợp với mục đích thiết kế vì trong lịch sử, Milanese là loại dây đeo bền bỉ nhất được sử dụng để sản xuất đồng hồ quân đội. Nam tài tử từng tiết lộ, “Khi làm việc với Omega, chúng tôi tin rằng một chiếc đồng hồ nhẹ sẽ là điểm mấu chốt cho một điệp viên như 007. Tôi cũng gợi ý một số điểm nhấn và màu sắc cổ điển để tạo thêm nét độc đáo cho chiếc đồng hồ. Và thiết kế cuối cùng thật sự đáng kinh ngạc”.Cận cảnh siêu phẩm Seamaster Diver 300M 007 EditionDựa trên những gợi ý từ Daniel Craig, vỏ đồng hồ có kích thước 42mm, được chế tác từ vật liệu titanium cấp 2 rất nhẹ và bền, đặc biệt, theo năm tháng sẽ để lại dấu vết phai màu rất đặc trưng. Để tiếp tục giảm trọng lượng tổng thể nhằm đáp ứng yêu cầu của các lực lượng đặc biệt, đồng hồ sở hữu mặt số bằng nhôm với màu sắc giả nâu bị ngả màu mang hơi thở cổ điển đầy lãng mạn và viền bezel bằng nhôm có cùng tông màu - vốn được các nhà sưu tầm ưu ái gọi bằng cái tên “tropical”. Bên cạnh đó, Seamaster Diver 300M 007 Edition còn được phủ dạ quang Super-LumiNova màu be trên cả thang đo thời gian lặn và cọc số. Bộ kim mạ đen và vạch chỉ giờ cũng góp phần làm tăng thêm nét cổ kính cho tuyệt tác. Phiên bản mặt kính đá sapphire mới cũng giúp đồng hồ mỏng đi đôi chút so với các mẫu Seamaster Diver 300M tiêu chuẩn và được hoàn thiện với nắp đáy Naiad Lock độc quyền của Omega, giúp tất cả họa tiết khắc đều được căn chỉnh chuẩn xác.Omega Seamaster Diver 300m 007 Edition kích cỡ 42mm được chế tạo từ titanium cấp 2 gồm dây đeo dạng lưới với khóa có thể điều chỉnh. Ảnh: OmegaTrong khi đó, trên nắp lưng đồng hồ xuất hiện loạt con số theo định dạng đồng hồ quân sự, chẳng hạn như “0552” là mã số hải quân hay “923 7697” dành cho đồng hồ lặn. Ngoài ra, chữ cái “A” cho thấy đây là chiếc đồng hồ có núm vặn kiểu đinh vít, “007” hiển nhiên là bí danh huyền thoại của James Bond và “62” chính là năm mà bộ phim Bond đầu tiên được phát sóng.Cung cấp sức mạnh cho tạo tác là bộ máy cơ tự động Co-Axial Master Chronometer Calibre 8806 do chính Omega nghiên cứu và chế tạo với mức năng lượng dự trữ lên đến trong 55 giờ. Được biết, đây là bộ máy đạt tiêu chuẩn cao nhất trong ngành đồng hồ về độ chính xác, khả năng vận hành và mức kháng từ.Khác với những siêu phẩm đồng hồ 007 trước đó, Seamaster Diver 300M 007 Edition là phiên bản không giới hạn - điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ ai cũng có thể sở hữu và trở thành James Bond. Tuyệt tác này chính thức xuất hiện trên thị trường từ tháng 2/2020 với hai lựa chọn dây đeo, bao gồm dạng lưới Milanese bằng titanium và dây đeo Nato sọc màu nâu sẫm, xám và be kèm chữ số 007 được khắc trên móc cài.Về thương hiệu đồng hồ Omega Omega là một trong những hãng đồng hồ cao cấp nổi tiếng nhất thế giới và là biểu tượng cho sự chính xác hoàn hảo của các cỗ máy thời gian. Thương hiệu được “khai sinh” bởi Louis Brandt - một thợ làm đồng hồ bỏ túi vào năm 1848 tại thị trấn La Chaux-de-Fonds, Neuchatel, Thụy Sĩ. Những chiếc đồng hồ bỏ túi do Brandt chế tạo luôn được đánh giá cao và trở thành các kiệt tác nổi bật vào thời điểm lúc bấy giờ.Năm 1879, khi Louis Brandt mất, hai người con của ông gồm Louis Paul và César Brandt đã xây dựng công xưởng sản xuất các linh kiện cho đồng hồ thay vì phải nhập từ các công ty phân phối khác. Ba năm sau đó, công ty chuyển đến nhà máy mới tại thành phố Bienne, và cho đến nay, đây vẫn là trụ sở chính của thương hiệu. Đến năm 1903, Louis Paul và César qua đời, để lại công ty sản xuất đồng hồ lớn nhất của Thụy Sỹ lúc bấy giờ cho bốn người trẻ tuổi, người lớn tuổi nhất trong số họ là Paul-Emile Brandt chưa đầy 24 tuổi. Thế nhưng, “tài năng không đợi tuổi”, tất cả họ điều trở thành những kiến trúc sư vĩ đại và đưa tên tuổi của thương hiệu Omega trở thành một “đế chế” vô cùng hùng mạnh trên thị trường đồng hồ thế giới như hiện nay.Trụ sở chính của hãng đồng hồ Omega ở thành phố Bienne, Thụy Sĩ. Ảnh: OmegaUy tín của Omega dần lớn mạnh và khẳng định mình trên thương trường quốc tế. Năm 1917 - 1918, Không quân Hoàng gia Anh và Lục quân Hoa Kỳ đã chọn Omega làm đồng hồ cho binh sĩ dùng trong chiến trận. Cùng với đó là rất nhiều bộ sưu tập của hãng đã dành được các giải thưởng lớn vào đầu thế kỷ 20, đồng thời liên tục giữ nhiều kỷ lục về độ chính xác và chưa bao giờ bị phá vỡ bởi một thương hiệu nào khác.Dù ở quá khứ hay hiện tại, dù ứng dụng công nghệ hiện đại hay kỹ thuật chế tác truyền thống, Omega vẫn tạo nên một chất riêng của thương hiệu và đứng vững trên thị trường đồng hồ thế giới đầy cạnh tranh. Đặc biệt, thương hiệu đình đám này từng “sánh vai” với nhiều tên tuổi lớn ở mọi lĩnh vực và sự kiện có tầm ảnh hưởng, từ James Bonds đến Tổng thống John F. Kennedy, từ NASA cho đến thế vận hội Olympic.Tạm kếtTrong siêu phẩm “No Time To Die”, Seamaster Diver 300m 007 Edition còn có tính năng giả tưởng là EMP - phá hỏng các thiết bị điện tử. Mặc dù ngoài đời thực, chiếc đồng hồ không sở hữu tính năng đặc biệt đến như vậy, nhưng lại là người bạn đồng hành với Daniel Craig xuyên suốt bộ phim và làm tăng thêm vẻ nam tính, lãng tử cho chàng điệp viên. Có thể nói, Seamaster Diver 300m 007 Edition không chỉ là chiếc đồng hồ James Bond đáng sở hữu nhất, mà còn là chiếc Seamaster đẹp nhất, đáng mua nhất trong toàn bộ dàn sản phẩm hiện có của Omega.Được biết, phần đầu tiên của sự kiện đấu giá sẽ dành cho các khách mời đặc biệt, dự kiến tổ chức vào ngày 25/9 tại phòng bán hàng của Christie’s ở London. Phần thứ hai sẽ là phiên đấu giá trực tuyến rộng rãi diễn ra từ ngày 15/9 đến 5/10.Nguồn: Robb Report

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ HỌA SĨ TAKASHI MURAKAMI - “CHA ĐẺ” CỦA “HOA MẶT CƯỜI” HUYỀN THOẠI

SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ HỌA SĨ TAKASHI MURAKAMI - “CHA ĐẺ” CỦA “HOA MẶT CƯỜI” HUYỀN THOẠI

Nếu Andy Warhol được mệnh danh là ông vua của nghệ thuật đại chúng phương Tây thì Takashi Murakami chính là Warhol của Nhật Bản nhờ những đóng góp to lớn vào việc đưa nghệ thuật và xã hội tiêu dùng xích lại gần nhau. Thông qua hội họa, người nghệ sĩ đa tài ấy đã và đang khám phá văn hóa đương đại của Nhật Bản cũng như tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của văn hóa phương Tây lên nó. “Ông tổ” của trào lưu nghệ thuật “siêu phẳng”Takashi Murakami sinh ngày 1/2/1962, là họa sĩ đương đại đến từ thành phố Osaka, Nhật Bản. Ông làm việc trong cả ngành hội họa (vẽ, điêu khắc) lẫn truyền thông (thời trang, hoạt hình). Vào năm 1996, Murakami thành lập nhà máy Hiropon - một không gian studio mà sau này đã trở thành trung tâm sản phẩm nghệ thuật và triển lãm, đồng thời là công ty chuyên đào tạo và quản lý các nghệ sĩ với tên gọi “Kaikai Kiki”.Công ty đặt mục tiêu giúp các nghệ sĩ trẻ tiếp cận thị trường quốc tế bằng cách tổ chức các cuộc triển lãm, giúp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như tổ chức hội nghị và lễ hội nghệ thuật hai năm một lần ở thủ đô Tokyo. Kaikai Kiki có trụ sở đầu tiên tại thành phố Asaka, Saitama, Nhật Bản, nhưng hiện có văn phòng ở Tokyo và New York, cũng như các chi nhánh ở Berlin và Đài Loan.Takashi Murakami là nhà sáng lập kiêm chủ tịch thương hiệu nổi tiếng Kaikai Kiki. Ảnh: Kaikai KikiKhông chỉ được biết đến là nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Kaikai Kiki, Takashi Murakami còn được mệnh danh là “ông tổ” của nghệ thuật “Superflat” - “siêu phẳng”. Đây là thuật ngữ được chính ông giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001 tại một buổi triển lãm cùng tên, ở đó trưng bày các tác phẩm của 19 nghệ sĩ đương đại, bao gồm cả Murakami.Được biết, loại hình nghệ thuật này bắt nguồn từ nền hội họa truyền thống của Nhật Bản - Anime. Theo Murakami, “phẳng” ở đây không chỉ nói đến khía cạnh hình ảnh mà còn nằm ở sự phân hóa giữa nghệ thuật cao (nghệ thuật kén chọn người thưởng thức) và nghệ thuật thấp (nghệ thuật dành cho đại chúng), hay nói cách khác là giữa nghệ thuật và văn hóa tiêu thụ. Trên thực tế, rất nhiều tác phẩm của Murakami đã khám phá văn hóa tiêu dùng hậu chiến tại Nhật Bản. Ngoài ra, Murakami còn góp phần xóa bỏ ranh giới giữa hội họa bình dân (low art) và cao cấp (high art) qua những bức vẽ tươi vui, đầy màu sắc được truyền cảm hứng từ tiểu văn hóa Otaku - thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân yêu thích văn hóa đại chúng. Danh họa từng chia sẻ triết lý sáng tạo của mình rằng, “Chúng ta muốn thấy những thứ mới lạ. Đó là bởi chúng ta muốn nhìn thấy tương lai, dù chỉ là trong giây lát. Thậm chí nếu không hiểu những gì diễn ra ở đó thì ít nhất chúng ta đã được chạm tới nó. Đây chính là nghệ thuật”.Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, nam nghệ sĩ “gạo cội” đã khẳng định mạnh mẽ suy nghĩ “điên rồ” nhưng đầy tính “nghệ thuật” của bản thân bằng những tác phẩm Pop-Art vui tươi và được pha trộn bằng nhiều phong cách, văn hóa khác nhau. Một trong những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân rõ rệt nhất của Murakami và mang ông đến gần hơn với người hâm mộ “xứ anh đào” là nhân vật Mr. Dob ra mắt năm 1992.Nhân vật Mr. Dob do Takashi Murakami sáng tạo năm 1992. Ảnh: Kaikai KikiCó thể thấy, Mr. Dob mang hình dạng của một chú chuột đậm “chất Mỹ”, với đôi mắt to và cái miệng cười xếch tới mang tai, nhưng lại được trang trí với hoa văn và màu sắc đậm chất Nhật Bản. Ý tưởng sáng tạo nên nhân vật nổi tiếng này xuất hiện khi Murakami đang nghiên cứu lý do vì sao nhân vật Mickey Mouse của Walt Disney lại được ưa chuộng đến vậy. Tên gọi “Mr.Dob” cũng bắt nguồn từ cụm “dobojite” có nghĩa là “vì sao” trong tiếng Nhật.“Cha đẻ” của bông hoa mặt cười Kaikai KikiSau Mr. Dob, một nhân vật tiếp tục giúp Takashi Murakami tạo tiếng vang trên trường quốc tế là bông hoa mặt cười Kaikai Kiki, với 12 cánh hoa tròn trịa và khuôn mặt rạng rỡ, tươi vui - tuy có chút “kỳ quái” nhưng “tao nhã” vô cùng. Được biết, Murakami có niềm đam mê với hoa kể từ thập niên 80 khi ông còn là giáo viên và luôn dạy các học sinh của mình vẽ hoa. “Hoa mặt cười” là chủ đề được Murakami đặc biệt yêu thích. Ảnh: Kaikai KikiTrong các buổi học mỹ thuật, ông thường mua những bông hoa tươi để làm vật mẫu cho các học sinh vẽ theo. Người thầy ấy đã lặp đi lặp lại bài học này gần như hàng ngày trong suốt chín năm liền, và theo thời gian, chính Murakami cũng dần bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của các loài hoa. Từ đó, hoa đã trở thành chủ đề xuyên suốt sự nghiệp của nam nghệ sĩ và xuất hiện trong vô số tác phẩm của ông.Điều bất ngờ là những bông hoa mặt cười đã thực sự được yêu thích rộng rãi trên toàn thế giới khi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng mê mẩn và mang chúng cùng đồng hành trên khắp các sự kiện hay kể cả trong outfit thường ngày. Một trong những nghệ sĩ - “công thần” giúp hình ảnh này phủ sóng toàn cầu là trưởng nhóm Big Bang - G-Dragon - nam ca sĩ tài năng của nền nhạc Kpop với phong cách thời trang cực kỳ cá tính và “biến hóa” không ngừng.G-Dragon thường xuyên sử dụng hoa mặt cười Kaikai Kiki từ MV cho đến những outfit thường nhật, hay tham dự tuần lễ thời trang. Ảnh: G-DragonLà nhân vật thường dẫn đầu các xu hướng thời trang, nên khi G-Dragon yêu thích và thường xuyên sử dụng hoa mặt cười Kaikai Kiki, từ MV đến outfit thường nhật, kể cả khi dự những tuần lễ thời trang lớn, đã khiến người hâm mộ vô cùng tò mò về hình ảnh thú vị này. Độ phổ biến của bông hoa mặt cười vừa đáng yêu vừa “kỳ quái” ấy cũng từ đó mà bắt đầu bùng nổ - tất cả những đồ vật có xuất hiện bông hoa mặt cười đều được giới mộ điệu “săn lùng” và thường xuyên cháy hàng trên toàn thế giới. Hợp tác với nhiều thương hiệu cao cấpLouis VuittonNăm 2002, Marc Jacobs - lúc bấy giờ là nhà thiết kế chính của Louis Vuitton, đã mời Murakami thiết kế Bộ sưu tập Phụ kiện Xuân hè 2003 của thương hiệu. Họa sĩ người Nhật sau đó đã sáng tạo nên các thiết kế Multicolore Monogram, được trang trí với hoa văn Monogram đặc trưng của nhà mốt Pháp kết hợp với đa dạng sắc màu trên bảng pop art đặc biệt của ông. Các họa tiết khác mà Murakami vẽ trên Monogram gồm Monogramouflage và Cherry Blossom, ông thậm chí còn in những nhân vật hoạt hình trong các tác phẩm nghệ thuật của mình lên mẫu túi xách của Louis Vuitton.Takashi Murakami thiết kế hoạ tiết Monogram Multicolor cho Louis Vuitton và nhân vật hoạt hình. Ảnh: Louis VuittonCác thiết kế độc đáo này đã đặt nền móng cho mối quan hệ hợp tác kéo dài 13 năm và những chiếc túi do ông thiết kế đã trở thành “cơn sốt toàn cầu” trong nhiều năm liền. Sau đó, người nghệ sĩ bắt đầu kết hợp trực tiếp các họa tiết, hoa văn của Louis Vuitton với các bức tranh và tác phẩm điêu khắc của mình. Cho đến này, các tác phẩm giữa ông và Louis Vuitton vẫn đang hiện diện tại nhiều cửa hàng trên thế giới.Murakami cho biết, “Người Nhật chấp nhận nghệ thuật và thương mại sẽ được pha trộn. Trên thực tế, họ ngạc nhiên trước hệ thống phân cấp cứng nhắc và kiêu căng của phương Tây về ‘nghệ thuật cao cấp’. Ở phương Tây, bạn hẳn sẽ bị ném đá nếu pha trộn hai thứ này. Nhưng không sao, tôi đã sẵn sàng hứng chịu những chỉ trích đó”.HublotĐầu năm 2021, hãng đồng hồ cao cấp Hublot từng “gây sốt” giới mộ điệu toàn cầu khi bắt tay với Takashi Murakami ra mắt mẫu đồng hồ Hublot Classic Fusion Takashi Murakami All Black - bản tuyên ngôn ấn tượng của một chiếc đồng hồ độc đáo. Murakami từng chia sẻ, “Tôi có một yêu cầu là chuyển sang màu đen trong lần hợp tác đầu tiên này bởi ấn tượng đầu tiên của tôi với Hublot là dây đeo cao su màu đen đặc trưng của hãng”. Có thể nói, bản collab này chính là thứ giúp ông truyền tải phong cách hoa mỹ của người nghệ sĩ mà không phải bằng màu sắc thường được ông sử dụng từ trước đến nay. Thay vào đó, sự chuyển động tự do, kết cấu và thiết kế mặt cười đặc trưng của bông hoa Kaikai Kiki được hoàn thiện với 563 viên kim cương đen lấp lánh sẽ khiến người xem phải trầm trồ và cảm thán.Đồng hồ Hublot Classic Fusion Takashi Murakami All Black pha trộn những thiết kế đặc trưng của thương hiệu với biểu tượng hoa mặt cười Kaikai Kiki. Ảnh: Hublot Ngoài ra, Hublot kết thúc các bản phát hành của hãng trong năm 2021 bằng sự hợp tác lần thứ hai với danh họa người Nhật và phát hành mẫu đồng hồ Hublot Classic Fusion Takashi Murakami Sapphire Rainbow - trung thành hơn với tinh thần Day-Glo cực kỳ sôi động vốn có trong các tác phẩm ban đầu của danh họa. Tương tự như mẫu Hublot Kaikai Kiki màu đen, mặt số của phiên bản này cũng được lấp đầy bởi 12 cánh hoa được đính đá quý và có thể xoay tròn.Nhà mốt Thụy Sĩ đã mang đến một bộ khung tuyệt tác pha lê sapphire 45mm trong suốt hoàn toàn, ôm trọn lấy bông hoa cười đặc trưng của Takashi Murakami, với từng cánh hoa được đính 487 viên đá quý như hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích màu hồng, xanh lam, vàng và cam - tất cả cùng hòa quyện và tạo nên hiệu ứng cầu vồng tuyệt đẹp ngay trên mặt số đồng hồ. Chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn 100 chiếc của Hublot tựa như đang khiêu vũ ngoạn mục theo nhịp điệu của chính nó. Mẫu đồng hồ Hublot Classic Fusion Takashi Murakami Sapphire Rainbow. Ảnh: Hublot Có thể nói, Hublot là một trong số ít các thương hiệu đồng hồ xa xỉ từ chối phục tùng những kỳ vọng của chủ nghĩa truyền thống và luôn hướng đến những thiết kế bắt mắt, mới mẻ và vui tươi. Phiên bản giới hạn của chiếc đồng hồ Hublot Classic Fusion Takashi Murakami Sapphire Rainbow có thể xem là sự kết thúc tuyệt vời của năm 2021 đáng nhớ bằng một tín hiệu đầy tiên phong và thách thức.Bên cạnh những tên tuổi lớn như Louis Vuitton hay Hublot, Takashi Murakami còn cộng tác với nhiều thương hiệu thời trang và trang sức nổi tiếng khác, bao gồm UNIQLO, Supreme và Vans, để tạo ra những bộ sưu tập đầy màu sắc với phong cách nghệ thuật mang tính biểu tượng.Tạm kếtCác tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, điêu khắc đến phim ảnh, hoạt hình, MV ca nhạc của Takashi Murakami luôn rất đặc trưng và mang dấu ấn cá nhân riêng biệt khó nhầm lẫn với bất cứ nghệ sĩ nào khác. Phần lớn công chúng biết đến Takashi Murakami qua hình ảnh những bông hoa rực rỡ luôn mỉm cười tươi tắn, từ lâu đã trở thành biểu tượng, kiêm “thần hộ mệnh” cho sự nghiệp sáng tạo của Murakami.Nguồn: Internet

BST SAINT LAURENT XUÂN HÈ 2023: ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ SỰ NAM TÍNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA ANTHONY VACCARELLO

BST SAINT LAURENT XUÂN HÈ 2023: ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ SỰ NAM TÍNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA ANTHONY VACCARELLO

Kể từ khi Yves Saint Laurent đặt chân tới Marrakech năm 1966, thành phố này dường như đã trở thành một nơi chốn riêng tư của nhà sáng lập thương hiệu, nơi ông thường lui tới để nghỉ ngơi và tận hưởng nhịp sống chậm rãi hơn hay kiếm tìm cảm hứng sáng tạo cho công việc.Ông từng chia sẻ, “Một khi tôi trở nên nhạy cảm với ánh sáng và màu sắc, thì tôi lại càng chú ý đến chúng. Trên mọi góc phố ở Marrakech, bạn sẽ bắt gặp những nhóm đàn ông và phụ nữ rực rỡ đến kinh ngạc, họ thực sự nổi bật trong sự pha trộn của màu hồng, xanh lục, xanh lam và tím”.Chính mối liên hệ mật thiết giữa Yves Saint Laurent và Marrakech đã khơi nguồn cảm hứng cho bối cảnh đầy hoài niệm - nơi Giám đốc sáng tạo Anthony Vaccarello giới thiệu BST Saint Laurent Xuân Hè 2023 dành cho nam giới. Nếu thực sự tồn tại một ranh giới giữa những yếu tố làm nên tủ đồ “nam tính” và yếu tố khiến trang phục trở nên “nữ tính”, thì ranh giới ấy có thể sẽ hoàn toàn tan biến ngay tại show diễn đỉnh cao này.Không gian đầy hoài niệmVới Anthony Vaccarello, sự tối giản đại diện cho vẻ đẹp trường tồn. Bởi vậy, người kế nhiệm đương thời của nhà sáng lập quá cố Yves Saint Laurent đã lựa chọn sa mạc Agafay là điểm dừng chân của show diễn (cách Marrakech một giờ lái xe). Không gian buổi trình diễn là một ốc đảo được thực hiện bởi nghệ sĩ và nhà thiết kế sân khấu Es Devlin đến từ London, vốn lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết kinh điển “The Sheltering Sky” (1949) của nhà văn Paul Bowles. Vaccarello đã “hợp sức” cùng Devlin để tạo nên một khung cảnh ấn tượng và đầy tính thi vị giữa sa mạc Agafay - với điểm nhấn là chiếc vòng nguyên khối phát sáng giữa cảnh tượng bí ẩn rộng lớn và khô cằn. Ở đó, niềm hy vọng và sự huyền bí được đặt cạnh nhau như phép ẩn dụ về cuộc sống đầy ắp những điều thú vị và kỳ bí.Bối cảnh của show diễn tôn vinh vẻ đẹp mê hoặc của Marrakech, lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết “The Sheltering Sky” của Paul Bowles. Ảnh: Saint LaurentDevlin đã tạo ra một hàng rào tráng gương bao quanh những dãy ghế đẩu bằng đá màu đỏ đầy bụi do các nghệ nhân địa phương tạo ra, và một hồ nước nhân tạo như thể mặt trăng nhô lên giữa vườn địa đàng. Trong khi đó, khách mời được sắp xếp ngồi đối diện với khung cảnh sa mạc có nhiều cồn cát ở phía xa, phút chốc lại trở nên mờ ảo bởi sương mù nhân tạo bốc lên từ rìa của sàn runway khi show diễn chính thức bắt đầu. Ngoài ra, Vaccarello còn hoán đổi cách đi catwalk theo đường thẳng như thường lệ với các người mẫu đi theo đội hình vòng tròn lạ mắt.Đại diện của Saint Laurent cho biết, họ đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm tác động đến môi trường và đạt được độ trung tính của carbon. Trong thời gian diễn ra chương trình, các chuyên gia môi trường đã tiến hành một loạt nghiên cứu để bảo vệ sự đa dạng sinh học tại khu vực, đồng thời quyên góp các thiết bị, vật liệu được sử dụng trong buổi triển lãm cho các tổ chức địa phương.Khi show diễn kết thúc, chiếc vòng kim loại phát sáng khổng lồ vươn lên từ hồ nước, xoắn lại và xoay tròn, tỏa ra làn sương mù bao phủ không gian sự kiện. Ảnh: Saint LaurentNgoài ra, nước không dùng để uống cũng được sử dụng để lấp đầy hồ nước nhân tạo tại sàn runway đặc biệt này. Sau khi sự kiện kết thúc, nước trong hồ sẽ được tái sử dụng cho các dự án nông nghiệp xung quanh sa mạc Agafay, bao gồm cả cho mục đích tưới tiêu ở các trang trại trồng cây ô liu. Đại diện thương hiệu chia sẻ, “Dấu chân carbon của sự kiện được tính toán kỹ lưỡng và tất cả phát thải khí nhà kính sẽ được bù đắp thông qua các dự án REDD+ để bảo tồn các khu rừng xung yếu và đa dạng sinh học, cũng như hỗ trợ sinh kế của cộng đồng địa phương.”Đơn sắc nhưng không đơn điệuSự tương đồng giữa tầm nhìn về thời trang nam - nữ của nhà thiết kế tài ba Anthony Vaccarello cũng được thể hiện rõ trong show diễn này. Tại sa mạc Bắc Phi, Anthony Vaccarello từng trình làng BST Xuân Hè 2021 với những thiết kế tối giản và khoáng đạt dành cho các quý cô thời thượng. Hai năm sau đó, BST Xuân Hè 2023 lại chào đón các quý ông trong những trang phục sang trọng, lịch lãm nhưng không hề bị bó hẹp trong lằn ranh giới tính.Xuyên suốt buổi trình diễn, chỉ vỏn vẹn 50 bộ trang phục được “trình làng”, vậy nhưng, Anthony luôn biết cách dẫn dắt show diễn từ những phút giây yên ả đến cao trào và kịch tích nhất. Được biết, các thiết kế nằm trong bộ sưu tập khá tương đồng với cách ăn mặc của Vaccarello trong thập niên 2000, hay nói cách khác, ông cho rằng đây là runway “mang đậm tính cá nhân và lần đầu thể hiện rõ nhất con người tôi, nhưng tối giản hơn nhiều so với trước đây”.Nhà thiết kế người Ý đã nhìn lại 20 năm trước, khi ông còn là sinh viên của trường nghệ thuật La Cambre ở Brussels, thời điểm mà những trang phục đường phố của Bỉ đã xuất hiện khắp nơi trong làng thời trang. Vaccarello chia sẻ, “Đó là cách tôi ăn mặc vào năm 2000. Đó là vẻ ngoài mà tôi yêu thích và tôi muốn tái tạo lại tinh thần đó - bằng việc kết hợp với các bản sắc cổ điển của YSL”. Phần lớn các thiết kế nằm trong BST Xuân Hè 2023 của nhà mốt Pháp được bọc trong sắc đen nền nã, điểm xuyết bằng hai màu sắc trung tính là trắng và beige cát. Có thể nói, Saint Laurent là “điểm đến” hoàn hảo nhất dành cho những người “cuồng” màu đen. Ít nhà thiết kế nào có thể tạo nên một tủ quần áo với tông màu tối là chủ yếu nhưng lại vô cùng cuốn hút như Vaccarello. Bộ sưu tập với gam màu tối thậm chí còn nổi bật hơn trên phông nền của những cồn cát bất tận.Một số thiết kế nổi bật thuộc BST Saint Laurent Xuân Hè Nam 2023. Ảnh: Saint LaurentChân thật và mạnh mẽ là hai tính từ chuẩn xác nhất dùng để miêu tả những người đàn ông của Yves Saint Laurent tại runway này. 50 vẻ ngoài với gam màu đen chủ đạo tưởng chừng như “đơn điệu” nhưng lại toát lên vẻ lịch lãm đầy quyến rũ. Tinh thần cắt may cổ điển của Saint Laurent tiếp tục khước từ phom dáng rộng để tôn vinh vẻ đẹp hình thể chân phương cho các quý ông. Kim chỉ nam ấy đã góp phần tạo nên những thiết kế trench coat với phần vai nhọn, nhưng vẫn đảm bảo độ mềm mại vừa đủ, phù hợp với phom dáng, bên cạnh các bộ cánh được làm từ lớp lông cừu đen hay lớp da mềm mịn. Người xem chắc chắn đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp cuốn hút của những chiếc quần dài, từ cạp cao đến cạp thấp, từ ống suông đến ống rộng, kết hợp với nhiều dáng áo sơ mi mỏng manh, hờ hững ôm lấy da thịt. Phom dáng của bộ suit Le Smoking huyền thoại cũng được thể hiện rõ trong bộ sưu tập menswear mùa này. Vaccarello đã làm mới bộ lễ phục cổ điển bằng việc tận dụng sự mềm mại vốn có của loại vải mà nhà mốt yêu thích, trong khi các bộ trang phục khác được tạo nên từ loại vải mỏng và trơn nhất, đi kèm với khăn quàng cổ bằng lụa. Hơn thế nữa, vị giám đốc sáng tạo này còn định hình những chiếc áo khoác với phần vai nhô lên và được thắt chặt ở giữa giúp làm nổi bật phần eo cuốn hút. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất có lẽ là sự xuất hiện “nghịch lý” của mẫu áo khoác bằng lông thú giữa sa mạc cằn cỗi.Tạm kếtYves Saint Laurent và Anthony Vaccarello không chỉ là những tâm hồn đồng điệu, từ tình yêu đối với “thành phố đỏ” Marrakech quyến rũ đến quy ước hiện đại về giới tính. Với hai nhà thiết kế lỗi lạc, vấn đề không nằm ở việc đàn ông ăn mặc như phụ nữ hay phụ nữ ăn mặc như đàn ông - mà là thời trang sẽ tuyệt hảo nhất khi được khoác lên cơ thể nào.Theo đó, BST Saint Laurent Xuân Hè 2023 tiếp tục phản ánh tầm nhìn và bản ngã của Giám đốc sáng tạo Anthony Vaccarello về thời trang nam: cổ điển, chân phương, trong trẻo như cát trên sa mạc Marrakech. Ở đó, những tín đồ thời trang - dù là nam hay nữ giới - đều có thể diện áo blouse tay bồng, quần dài màu vỏ trứng hay choàng khăn lụa quanh cổ mà không phải e ngại bất cứ định kiến nào. Nguồn: Internet

VÌ SAO TOM FORD “RAO BÁN” THƯƠNG HIỆU MANG TÊN MÌNH?

VÌ SAO TOM FORD “RAO BÁN” THƯƠNG HIỆU MANG TÊN MÌNH?

Theo nhiều nguồn thạo tin, thương hiệu thời trang do nhà thiết kế “lẫy lừng” Tom Ford sáng lập đang lên kế hoạch tìm kiếm đối tác mua lại. Điều đáng nói là phi vụ mua bán này có thể lên đến vài tỷ USD nếu thành công.Nhà thiết kế tài hoa và chung thủy của làng mốtTom Ford sinh năm 1961 tại Austin, Texas, Mỹ, được biết đến là một nhà thiết kế thời trang, diễn viên kiêm đạo diễn người Mỹ nổi tiếng. Mẹ và bà nội của anh đều là những quý bà rất thời trang, đặc biệt là người bà có phong cách rất “Texas”. Có lẽ vì vậy mà Tom Ford đã sớm bộc lộ niềm đam mê với nghệ thuật thiết kế ngay từ thuở nhỏ.Tom Ford từng đảm nhận vai trò nhà thiết kế chính của dòng thời trang nữ cho Gucci. Ảnh: Tom FordCách đây khoảng hai mươi năm, Tom Ford đã “đầu quân” cho Gucci khi nhãn hàng này đang đứng bên bờ vực phá sản, để rồi từng bước đưa thương hiệu trở thành một trong những tượng đài thời trang xa xỉ đắt giá nhất thế giới. Cụ thể, Tom Ford đến với nhà mốt Ý bắt đầu từ vị trí thiết kế chính cho dòng thời trang nữ, sau đó là các dòng sản phẩm từ thời trang nam, giày dép cho đến nước hoa. Có thể nói, nhà thiết kế tài hoa với cá tính “dị biệt” nhưng đầy duyên dáng ấy đã để lại những dấu ấn riêng trên hầu hết các tạo tác của Gucci.Bên cạnh đó, anh cũng tự tay thiết kế các cửa hàng, xây dựng hình ảnh và nhiều ý tưởng quảng cáo độc đáo cho thương hiệu nước Ý. Một ngày làm việc của Tom thậm chí có thể kéo dài đến 18 giờ đồng hồ. Anh từng tâm sự: “Tôi là kẻ cuồng công việc. Bất cứ khi nào thức, tôi đều làm việc nhưng không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, mà lúc nào cũng đầy hào hứng”.Vào năm 1992, Tom Ford lên chức giám đốc thiết kế của Gucci và 2 năm sau chính thức trở thành giám đốc sáng tạo của hãng. Anh là người có công trong việc thay đổi hình ảnh của nhà mốt Ý - thay thế phong cách tối giản đầu thập niên 1990 thành retro và hướng tới sự gợi cảm. Năm 1995, anh mời cặp đôi stylist Carine Roitfeld và nhiếp ảnh gia Mario Testino để thực hiện các chiến dịch quảng cáo ấn tượng, nhờ đó, doanh thu của hãng tăng lên tới 90% và thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư khác. Năm 1999, tập đoàn LVMH bắt đầu thu mua cổ phần của Gucci nhằm mục đích thâu tóm nhãn hàng này. Tom Ford và Domenico de Sole, CEO của Gucci khi đó đã thuyết phục Tập đoàn Pháp PPR (nay là Kering) - đối thủ của LVMH can thiệp. Tập đoàn này đồng ý thu mua 40% cổ phần của công ty, khiến cổ phần của LVMH giảm còn 20%. Nhờ đó, Tom Ford trở thành người nắm giữ cổ phần nhiều nhất ở Gucci.Tom Ford chào tạm biệt khán giả trong buổi diễn cuối cùng tại Gucci. Ảnh: Patrick HertzogTuy nhiên, vào năm 2004 Tom Ford rời Gucci khi đang ở đỉnh cao của danh tiếng và thành công vì bất đồng quan điểm nghệ thuật với tập đoàn PPR và thành lập nên đế chế thời trang của riêng mình - Tom Ford - nơi giúp anh theo đuổi những giá trị và vẻ đẹp tinh tế của sự hoàn hảo.Ban đầu, công ty chỉ tập trung phát triển mảng phụ kiện, thời trang nam - nữ, những bộ suit với đường cắt may sắc sảo, và sau đó là mỹ phẩm và nước hoa cao cấp. Tất cả đều mang phong cách thời thượng, đẳng cấp và rất được ưa chuộng trên thế giới. Trong đó, dòng mỹ phẩm mang tên Tom Ford luôn được các quý cô khao khát và “săn đón” nhờ vẻ ngoài tinh tế cùng chất lượng đi đôi với mức giá “ngất ngưởng”.Đặc biệt, các thiết kế đến từ thương hiệu “xứ cờ hoa” rất “được lòng” nhiều gương mặt đình đám của làng giải trí thế giới như Beyoncé, Gwyneth Paltrow hay Jennifer Lopez. Chỉ trong 17 năm, Tom Ford đã thành công khi được định danh là một thương hiệu xa xỉ “lão làng”, đồng thời đưa nhà thiết kế lên cương vị Chủ tịch Hội đồng Các nhà thiết kế thời trang Hoa Kỳ (CFDA) năm 2011.Biến thương hiệu cá nhân thành “phi vụ tỷ đô”Theo báo cáo của Bloomberg, thương hiệu thời trang do cựu giám đốc sáng tạo của Gucci sáng lập đang hợp tác chặt chẽ với các nhà cố vấn tài chính đến từ ngân hàng Goldman Sachs để định giá thương hiệu cá nhân của mình, cũng như tìm kiếm thêm đối tác tiềm năng. Kể từ khi thành lập, Tom Ford vẫn thuộc dạng tư nhân và không cần phải báo cáo tài chính, do đó, chỉ các nhà đầu tư nội bộ mới nắm rõ tình hình số liệu của công ty. Dù vậy, tổng giá trị thương hiệu được ước tính có thể lên đến hàng tỷ USD nếu phi vụ mua bán thành công. Đặc biệt, phi vụ còn kèm theo thoả thuận: chủ sở hữu mới của Tom Ford có thể làm việc cùng với nhà sáng lập thương hiệu sau khi mua lại công ty.Trụ sở chính của Tom Ford ở New York, Hoa kỳ. Ảnh: Tom FordTuy nhiên, cả Tom Ford và Goldman Sachs đến nay đều chưa đưa ra bình luận chính thức gì về phi vụ này. Bởi vậy, vẫn còn quá sớm để kết luận liệu Tom Ford có bán thương hiệu mang tên mình hay không. Có thể anh sẽ chỉ bán một lượng cổ phần hoặc cũng có thể lựa chọn sát nhập vào một tập đoàn lớn. Tất nhiên, cũng có khả năng Tom Ford sẽ quyết định không bán thương hiệu nhưng khả năng này là thấp nhất.Vì sao Tom Ford muốn bán thương hiệu mang tên mình?Mặc dù phía Tom Ford và ngân hàng Goldman Sachs vẫn đang “im hơi lặng tiếng” về thương vụ, tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng có ba nguyên nhân chính khiến nhà thiết kế sẵn sàng rao bán thương hiệu cá nhân mà mình dày công gây dựng nên.Tập trung vào các dự án ngoài thời trangNgoài lĩnh vực thời trang, cựu giám đốc sáng tạo của Gucci còn “đá chéo sân” sang lĩnh vực điện ảnh vào năm năm 2009, với bộ phim đầu tay do chính anh đạo diễn mang tên “A Single Man” có sự góp mặt của tài tử Colin Firth và Julianne Moore. Phim được các nhà phê bình đánh giá cao và đoạt nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế. Trong đó, tài tử Colin Firth còn được nhận đề cử Oscar ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn trong phim này. Có thể Tom Ford muốn bán thương hiệu cá nhân để giảm tải lượng công việc hàng ngày và dễ dàng theo đuổi các dự án nghệ thuật.Cuộc thi “Tom Ford Plastic Innovation Prize” muốn khuyến khích các nhà sáng tạo say mê lĩnh vực này tin vào khả năng thay đổi thế giới của chính họ. Ảnh: Tom Ford Vào cuối năm ngoái, Tom Ford cũng tiết lộ hãng đang đầu tư vào việc đi tìm chất liệu thay thế nhựa sử dụng một lần trong bao bì sản phẩm thông qua cuộc thi “Tom Ford Plastic Innovation Prize”. Qua đó, khuyến khích những nhà sản xuất, thiết kế và sáng tạo tìm ra một giải pháp bền vững hơn thay thế cho chất liệu nhựa. Chất liệu này sẽ có thể phân huỷ sinh học và dùng thay cho nhựa màng mỏng, khi nằm lâu trong đất hoặc trôi ra biển, chúng sẽ tự phân huỷ mà không cần đến sự tác động của con người.Mặc dù cuộc thi treo giải thưởng 1,2 triệu USD này đã tìm ra 8 đơn vị tiến vào chung kết, nhưng liệu có phải Tom Ford muốn tạm nghỉ công việc thiết kế thời trang để đầu tư vào những chất liệu bền vững có khả năng thay đổi thế giới hay không?Thời điểm thích hợp để bán thương hiệuNgành thời trang xa xỉ vẫn “vươn mình” mạnh mẽ trong suốt những năm đại dịch khi nhiều người tiêu dùng dành các khoản tiền vốn dùng để đi du lịch và ăn uống sang phục vụ nhu cầu mua sắm cho bản thân. Trong khi đó, một công ty thường được định giá dựa trên doanh thu quảng cáo và bán hàng trong vòng 3 - 5 năm trở lại. Vậy nên, nếu đạt doanh thu tốt trong hai năm đại dịch sẽ giúp đẩy mạnh trị giá thương hiệu.Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế trong thời gian gần đây cũng được cho là không mấy ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các nhãn hiệu xa xỉ, “trừ phi tình hình kéo dài làm ảnh hưởng nặng nề đến ví tiền của giới siêu giàu” (theo công ty nghiên cứu và phân tích thị trường Morningstar Research). Ngoài ra, những đợt phong tỏa liên tiếp tại Trung Quốc - thị trường chủ chốt của hàng xa xỉ, phần nào đó cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các thương hiệu cao cấp.Tại Trung Quốc, doanh thu bán hàng của Burberry giảm 35% do các hạn chế về chính sách “ZeroCovid”. Ảnh: BurberryDo đó, việc bắt đầu định giá để “rao bán” thương hiệu cá nhân ngay trong giai đoạn mới chớm suy thoái kinh tế được xem là một bước đi vô cùng khôn ngoan của Tom Ford.Nhà thiết kế lỗi lạc muốn nghỉ hưuVào tháng 4/2014, Tom Ford tuyên bố kết hôn với người tình đồng giới lâu năm là phóng viên kiêm biên tập viên người Mỹ Richard Buckley. Tom Ford nhận ra mình đồng tính từ năm 20 tuổi và kết đôi với Richard khi cả hai gặp gỡ nhau tại một show diễn thời trang năm 1986. Họ đã bên nhau 3 thập niên và chưa từng có ý định rời xa. Tom Ford cho rằng chính mối tình này đã giúp anh thăng hoa trong những mẫu thiết kế cao cấp nổi tiếng.Tom Ford và bạn đời Richard. Ảnh: GettyCả hai có một người con nuôi là Alexander John Buckley Ford sinh năm 2012. Tuy nhiên, trong năm qua, Richard Buckley - mối tình đầu và cũng là mối tình cuối của nhà thiết kế Tom Ford đã qua đời. Việc Richard Buckley ra đi khi con trai của họ mới 9 tuổi là nỗi đau quá lớn đối với Tom Ford. Hậu cái chết của người bạn đời gắn bó lâu năm, nhà thiết kế tài hoa này hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Bởi vậy, rất có thể Tom Ford muốn bán đi thương hiệu mang tên mình để dành thời gian hồi phục tâm lý và nuôi dạy con trai.Nguồn: Internet

Back to top